108 vị anh hùng
-
Đa số các độc giả Thủy Hử đều tin rằng, Nhập Vân Long Công Tôn Thắng chính là cao thủ đệ nhất của Lương Sơn Bạc. Nhưng trong danh tác của Thi Nại Am, vẫn còn đó một nhân vật mà bản lĩnh, tài phép xuất quỷ nhập thần, vượt rất xa đạo sĩ họ Công.
-
Nguồn gốc xuất thân và gia cảnh 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trước khi hội tụ tại Bến nước là rất khác nhau. Có người lang bạt kì hồ nay đây mai đó, có kẻ chỉ là nông dân nghèo bị áp bức kiềm kẹp, không ít đầu lĩnh từng là giặc cướp hay đảm nhiệm 1 chức quan triều đình và cũng có những cái tên thuộc dạng đại tài chủ, của nả ăn mấy đời không hết. Dưới đây là Tốp 4 hảo hán “phú gia địch quốc” trước khi trở thành đầu lĩnh Lương Sơn Bạc
-
Ngô Dụng là một trong số hơn chục đầu lĩnh thuộc hàng “khai quốc công thần” của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Dĩ nhiên, ban đầu những người mà Ngô Dụng thân thiết nhất chính là Tiều Cái, Nguyễn thị tam Hùng, Lưu Đường và Công Tôn Thắng – nhóm cùng chàng ta cướp lễ vật Sinh Thần cương, sau có thể kể đến Lâm Xung.
-
Dưới lá cờ “Thế Thiên hành đạo” của Lương Sơn Bạc, có mấy người thực sự là chân hảo hán anh hùng? Mỗi người trong chúng ta, những độc giả của Thủy Hử sẽ có kiến giải cho riêng mình. Nhưng ít nhất, 3 nhân vật dưới đây không hề xứng đáng được coi là hảo hán, bởi những việc họ làm thực sự đáng khinh thường…
-
108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cách về “Bến nước” mỗi người mỗi khác. Có người tự nguyện mà đến. Có kẻ vì nghĩa mà nhập hội. Nhưng cũng không ít đầu lĩnh bị chính đại ca Tống Giang ép đến cùng đường tuyệt lộ mà đành ngập ngùi lên Lương Sơn. Và trong số những người bị ép lên, có ít nhất 3 cái tên, dù sau này vẫn tận tâm tận lực vì Lương Sơn, nhưng trong lòng thì vẫn ôm hận Tống Giang vô cùng…
-
Thủy Hử là 1 trong tứ đại danh tác văn học truyền thống Trung Hoa. Nhưng Thủy Hử cũng là tác phẩm gây tranh cãi tột cùng. Mà một trong những chủ đề thảo luận nhiều nhất chính là việc những tay anh hùng hảo hán của Lương Sơn Bạc, tại sao lại đa phần coi rẻ thân phận phụ nữ đến vậy.
-
Thủy Hử của Thi Nại Am là câu chuyện về 108 hảo hán, hội tụ cùng nhau tại “Bến nước” cất cao ngọn cờ Thế thiên hành đạo. Nhưng không phải ai trong số 108 đầu lĩnh Lương Sơn cũng là chân chính anh hùng, hảo hán đúng nghĩa. Và nếu suy xét thật kĩ, Lương Sơn thực ra chỉ có duy nhất 1 người, mà phẩm chất, tính cách, cuộc đời của chàng, đặc tả một cách rõ ràng và sâu sắc hình ảnh một đệ nhất hiệp sĩ, một chân chính anh hùng. Đó là “Hoa hòa thượng” Lỗ Trí Thâm.
-
Lương Sơn Bạc thực ra gồm nhiều nhóm đầu lĩnh mà quan hệ thân sơ hoàn toàn khác biệt. Thậm chí có những người dù tiếng là chung chí hướng “Thế thiên hành đạo” nhưng thực ra trong bụng lại vô cùng căm hận đối phương. Đọc kĩ và đọc sâu danh tác của Thi Nại Am chúng ta hoàn toàn có thể liệt kê ra ít nhất hai nhóm mà giữa họ tồn tại mối thù đến chết không quên.
-
Tại sao “Bệnh Uất Trì” Tôn Lập, trí dũng song toàn, lập nhiều đại công cho nghĩa quân Lương Sơn Bạc, lại chỉ xếp hạng thứ 39/108 vị anh hùng “Bến nước”? Đấy có lẽ là câu hỏi lớn mà bao đời độc giả Thủy Hử vẫn chẳng thể tìm được lời giải đáp vậy…
-
Có rất nhiều cách, từ mối liên hệ trong Kinh Dịch, Phật Giáo hay Đạo giáo, để lý giải về việc tại sao bến nước Thủy Hử lại hội tụ đúng 108 anh hùng, thay vì một con số khác. Nhưng vấn đề là, trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn, có những cái tên chẳng hề… anh hùng chút nào, thậm chí cũng không có bất kì đóng góp giá trị trong những chiến tích của nghĩa quân Lương Sơn.