11 hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết tại Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào 2018

P.V Thứ năm, ngày 16/08/2018 13:00 PM (GMT+7)
Tại Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào 2018 đã có 11 thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Lào được ký kết.
Bình luận 0

Theo đó, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN Việt Nam sẽ hỗ trợ dự án nghiên cứu và phát triển thí điểm lồng HDPE chi phí thấp trong nuôi cá ở Lào cho Vụ Đổi mới công nghệ - Bộ KH&CN Lào. 

img

Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với Đại học Quốc gia Lào.

Tiếp theo là ký kết giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) với Đại học Quốc gia Lào về chuyển giao công nghệ tích hợp sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao (chất hóa dẻo và chất ổn nhiệt cho nhựa và cao su) và diesel sinh học từ dầu thực vật và mỡ động vật phi thực phẩm. Đồng thời, Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng chuyển giao giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển đô thị thông minh với Viện công nghệ thông tin và Viễn thông –Lào, dự kiến triển khai cho cho một quận của Thành phố Viêng Chăn.

Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học (ĐHQGHN) đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Viện Sinh thái và Công nghệ sinh học (CHDCND Lào) về nghiên cứu đa dạng vi sinh vật ở các vùng sinh thái khác nhau của Lào và phát triển ứng dụng trong nông nghiệp sạch và xử lý ô nhiễm môi trường. Khoa Y Dược (ĐHQGHN) ký kết với Viện dược liệu cổ truyền (Bộ Y tế - Lào) về chuyển giao công nghệ tách chiết các chế phẩm dược liệu từ Tam thất và nghệ. Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đã ký với Công ty Lao Scitec nhằm triển khai hệ thống điều vận xe trực tuyến EMDDI tại Lào. 

img

Công ty Cổ phần CPART – Việt Nam và Công ty TNNHH Bio FERTILIZER A+ ký kết hợp tác.

Công ty Cổ phần CPART – Việt Nam và Công ty TNHH BIO FERTILIZER A+ về chương trình hợp tác phát triển ứng dụng vi sinh hữu hiệu trong sản xuất phân bón hữu cơ tại Lào. Với nội dung hợp tác này, phía Công ty Cổ phần CPART sẽ chuyển giao quy trình công nghệ ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguồn nguyên liệu có sẵn tại Lào như tàn dư thực vật, phân chuồng, than bùn tại Lào. Đồng thời chuyển giao quy trình công nghệ ứng dụng vi sinh vật bảo vệ thực vật để sản xuất phân bón vi sinh tại Lào.

Cùng với đó, Công ty Cổ phần CPART – Việt Nam và Công ty TNHH Champa Lào đã ký thỏa thuận hợp tác về phát triển ứng dụng vi sinh hữu hiệu trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường tại Lào. Thời gian tới, hai bên sẽ hợp tác phát triển các dự án tư vấn sản xuất nông nghiệp bền vững và xử lý ô nhiễm môi trường tại quốc gia Lào. Phía Việt Nam sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vi sinh vật hữu hiệu phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững và xử lý ô nhiễm môi trường tại Lào.

Trường Đại học Cửu Long (Việt Nam) và Vụ Đổi mới công nghệ (Lào) đã ký Bản ghi nhớ đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới thông qua hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức Hội nghị, Hội thảo và báo cáo chuyên đề cũng như giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo và các hoạt động khoa học kỹ thuật khác.

Trường Đại học Cửu Long có ký kết với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch về nghiên cứu và đào tạo trong linh vực cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nam Định cũng đã ký kết hợp tác với Công ty Nông nghiệp BNN (Lào) để chuyển giao công nghệ khí canh trong sản xuất rau củ.

Viện sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Nông nghiệp BNN (Lào) cùng hợp tác chuyển giao công nghệ thủy canh.

Chia sẻ với phóng viên về việc nhận chuyển giao công nghệ, ông Kheuankham Samounty, Giám đốc Công ty Kinh doanh xuất - nhập khẩu Lao Scitec, đơn vị ký hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội về chuyển giao công nghệ điều vận xe trực tuyến EMDDI cho biết, công ty sẽ triển khai phát triển hệ thống công nghệ điều vận xe trực tuyến EMDDI trên các loại hình dịch vụ xe taxi, xe buýt mini và có thể tiến tới là xe tuk tuk tại Lào, qua đó giúp người dân, khách du lịch dễ dàng gọi xe tại bất kỳ địa điểm nào.

Ông Kheuankham Samounty cho rằng, việc ứng dụng công nghệ này không chỉ giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn tạo điều kiện để phát triển những loại hình phương tiện vận tải đường bộ mới của Lào, bởi EMDDI là công nghệ điều vận xe trực tuyến đầu tiên được triển khai ở Lào.

PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trong thời gian tới ĐHQGHN sẽ chuyển giao đồng thời 3 loại hình công nghệ theo nhu cầu của các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu và đào tạo của Lào bao gồm công nghệ sản xuất Diesel sinh học và các sản phẩm dược phẩm đi kèm, công nghệ vi sinh vật trong xử lý môi trường và ứng dụng phát triển nông nghiệp xanh (phân vi sinh, thức ăn chăn nuôi gia súc, thuốc bảo vệ nông nghiệp), và công nghệ thông tin – truyền thông phục vụ quản lý đô thị thông minh và dịch vụ vận tải thông minh EMMDI.

Là đơn vị chuyển giao công nghệ khí canh trong sản xuất rau củ cho Lào, ông Vũ Xuân Trung, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nam Định chia sẻ, Diễn đàn Xúc tiến chuyển giao công nghệ Việt Nam – Lào là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, đem đến cơ hội cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi về hợp tác nghiên cứu, ứng dụng phát triển KH&CN. Để triển khai các hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết đi vào thực chất, trong thời gian tới Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Nam Định sẽ cùng nhau phối hợp chặt chẽ và có những chương trình làm việc cụ thể với phía bạn Lào.

Tại Techconnect Việt Nam – Lào 2018 Tập đoàn công nghệ T-Tech đã tặng mô hình lò đốt rác cho Vụ Đổi mới Công nghệ (Bộ KH&CN Lào). NETAFIM tặng mô hình tưới nhỏ giọt thông minh cho Viện Quản lý KH&CN Lào. Viện Sinh học Nông nghiêp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tặng mô hình thủy canh cho Viện Nông lâm của Lào.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem