Một ví dụ cho thấy bố mẹ thường hay nhầm lẫn tình yêu của mình cho con cái chính là “Tôi sẽ mua tất cả mọi thứ mà con tôi thích”. Điều này chỉ thể hiện tình cảm từ một phía, còn trẻ coi đó như một sự vòi vĩnh, chúng sẽ không cảm thấy tình yêu của bố mẹ ở đó. Những biểu hiện dưới đây chứng tỏ trẻ chưa đón nhận được tình yêu của cha mẹ:
1. Hoạt động tay chân
Khi còn nhỏ những đứa trẻ biểu hiện ý muốn của mình khi đói, buồn ngủ, buồn bằng cách dùng tiếng khóc để thể hiện. Tuy nhiên, sau 3 tuổi thì trẻ sẽ dùng lời nói, hành động để bộc lộ cảm xúc của mình. Vì vậy, khi trẻ được 3 tuổi, hãy để ý con mình có những dấu hiệu như lầm lì, ít nói, ít hoạt động thì có thể trẻ đang cảm thấy bất an, lo lắng.
2. Dùng răng
Nếu bạn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện tình cảm của trẻ vào ban ngày, thay vào đó ban đêm lại nghe thấy tiếng nghiến răng thì chắc chắn con bạn đang gặp vấn đề về tâm lý.
3. Tự sờ vào vùng kín
Dù là trẻ là nam hay nữ thì khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, buồn bã lại có xu hướng đùa nghịch với vùng kín. Bố mẹ thường tức giận và luôn nói “Đừng có chạm tay vào đó”. Họ không hiểu được cảm giác của một đứa trẻ khi bị thiếu tình thương.
4. Mất thính lực
Nếu không phải do bệnh tật hoặc chấn thương mà đột nhiên mất đi thính lực thì chắc chắn đó là hội chứng điếc tâm thần. Chứng bệnh này thường xảy ra ở bé gái ở độ tuổi tiểu học, khi trẻ cảm thấy căng thẳng thần kinh, một dấu hiệu của thiếu tình yêu.
5. Tè dầm
Sau độ tuổi lên 3, việc phát hiện con mình còn tè dầm có thể khiến nhiều bố mẹ cảm thấy tức giận và quát mắng chúng. Trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương, sợ hãi và tiếp tục lặp lại việc tè dầm trong nhiều đêm liên tiếp.
6. Gắt ngủ
Đột nhiên một đứa trẻ thức dậy vào lúc nửa đêm và khóc to. Đây là hội chứng khi ban ngày trẻ cảm thấy căng thẳng, cảm giác sợ hãi bủa vây xung quanh.
7. Tức giận, ích kỷ
Nếu một đứa trẻ có ít cơ hội tiếp xúc, thân thiết với bố mẹ thì hoocmon tình cảm oxytocin sẽ không tiết ra. Điều này sẽ làm cho trẻ không thể nào điều khiển được cơn tức giận và sự ích kỷ của bản thân được.
8. Nói dối
Bố mẹ ít có cơ hội nói chuyện và quan tâm nhiều đến con cái khi mải mê làm việc còn con thì gửi đến trường mẫu giáo, dần dần sau một thời gian sẽ khiến mỗi quan hệ giữa bố mẹ và trẻ có khoảng cách. Trẻ bắt đầu không tin tưởng và tìm cách nói dối bố mẹ khi bị ốm đau hoặc gặp chuyện gì đấy.
9. Đập phá đồ đạc
Khi một đứa trẻ cô đơn thì nó có xu hướng thích gây sự chú ý với bố mẹ. Chúng thường giấu điện thoại, ví, túi xách và phá vỡ những thứ yêu thích của bố mẹ.
10. Chịu đựng
Khi bố mẹ có 2 đứa trẻ và thường dành sự cưng nựng cho 1 trong 2, dần dần trẻ sẽ cam chịu mọi thứ. Nhưng khi giới hạn chịu đựng vượt mức thì trẻ có xu hướng trở nên ích kỷ, nói dối và đập phá mọi thứ khi đi ra ngoài.
11. Né tránh sự âu yếm của bố mẹ
Khi không cảm thấy bố mẹ có sự an toàn thì trẻ thường né tránh mỗi khi bố mẹ muốn ôm hôn.
12. Làm nũng với người khác
Khi một đứa trẻ có xu hướng nhõng nhẽo, làm nũng với người lạ thay vì là bố mẹ mình thì trẻ bắt đầu có dấu hiệu thiếu tình thương.
13. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài
Khi không cảm nhận được tình yêu từ bố mẹ, trẻ sẽ bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người bên ngoài mà chúng cảm thấy có thể tin tưởng được.
14. Làm tổn thương bản thân
Trẻ tự gây thương tích cho bản thân mình nhằm mục đích gây ra sự lo lắng, thu hút sự chú ý từ mọi người.
15. Bản thân muốn thử tất cả mọi thứ
Trong một số trường hợp thì việc để trẻ tự thử sức với mọi thứ là điều tốt nhưng khi trẻ bị mất kiểm soát ý thức, tự hành hạ bản thân và bắt nạt những bạn khác thì điều này trở thành mối lo ngại.
16. Không còn biểu hiện cảm xúc
Một đứa trẻ mà không được cha mẹ lắng nghe, chia sẻ mỗi khi con thắc mắc muốn biết điều gì thì dần dần chúng sẽ chán nản, bực bội, không còn vui vẻ nữa. Kỹ năng giao tiếp cũng từ đó mà kém đi hẳn, trẻ sẽ dần thụ động, khép kín hơn.
Không khó để nhận biết một đứa trẻ có nguy cơ rối loạn nhân cách hoặc chuộng bạo lực khi lớn lên. Cha mẹ cần đặc...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.