2 cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất
2 cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất
Diệu Linh
Thứ hai, ngày 08/11/2021 19:50 PM (GMT+7)
Theo Bộ Y tế, một số địa phương do có tổ chức tiêm chủng lưu động nên việc nhập liệu không tránh sai sót. Người dân có 2 cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất tới cơ quan chức năng.
Cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19
Bạn vào địa chỉhttps://tiemchungcovid19.gov.vn/portal cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vaccine -19 ở Việt Nam.
Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, đưa vào vận hành vào đầu tháng 7, song song với thời điểm chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất lịch sử được khởi động. Đến nay, đây là công cụ tra cứu thông tin tiêm chủng, cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất hữu dụng được nhiều người sử dụng.
Người dân có thểtra cứu thông tin tiêm chủngvaccine Covid-19 tại địa chỉ này. Cổng cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vaccine.
Người dân, tổ chức cũng có thể đăng ký tiêm vaccine (cho cá nhân, tổ chức), tra cứu chứng nhận tiêm, tra cứu kết quả đăng ký.
Cổng thông tin cũng công khai thông tin về số lượng vaccine, phân bổ vaccine từng địa phương; số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.
Thông tin về các địa phương có tiến độ tiêm vaccine nhanh nhất, chậm nhất cả nước cũng được cập nhật trên cổng thông tin này.
Để phản ánh, gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vaccine Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập đường dẫnhttps://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report (mục Phản ánh thông tin).
- Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố, … và lựa chọn loại phản ánh phù hợp.
- Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19".
Cách phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu nhanh nhất trên ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử"
Bạn tải ứng dụng này về điện thoại, sau đó đăng ký bằng số điện thoại và điền đầy đủ thông tin cá nhân.
2 trường hợp liên quan cần phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai, thiếu
Trên cơ sở thông tin của người dân đã tiêm chủng (bao gồm bắt buộc 4 thông tin: Họ và tên, Giới tính, ngày tháng năm sinh, số CCCD/CMT) trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 chia sẻ, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ tiến hành kiểm tra, đối sánh thông tin người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
- Trường hợp thông tin người dân từ Nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine Covid-19 trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bộ Công an xác thực và chuyển kết quả đối sánh (đúng/sai) cho Bộ Y tế lập danh sách trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 để cho UBND cấp xã, phường, thị trấn/cơ sở tiêm chủng ký chứng thư số, xác nhận điện tử trên Nền tảng.
Trong thời gian chưa có chứng thư số, chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn/người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu.
- Trường hợp thông tin người dân từ Nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine Covid-19 không trùng khớp, còn thiếu, chưa chính xác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bộ Công an chuyển kết quả đối sánh (đúng/sai) cho Bộ Y tế lập danh sách trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 để cho UBND cấp xã, phường, thị trấn/cơ sở tiêm chủng truy xuất, xử lý.
UBND cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo ngành ytế/cơ sở tiêm chủng phối hợp với ngành công an bổ sung thông tin còn thiếu, chỉnh sửa thông tin chưa chính xác và thực hiện xác minh. Không thực hiện xác minh thông tin đối với trường hợp không phải là người dân Việt Nam.
Sau khi đã rà soát và làm sạch thông tin người dân, UBND cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo ngành y tế/cơ sở tiêm chủng cập nhật thông tin người dân, ký chứng thư số, xác nhận điện tử trên Nền tảng.
Trong thời gian chưa có chứng thư số, chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn/người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu.
Thống kê theo số thực trên Cổng thông tin tiêm chủng cho biết, đến ngày 8/11, cả nước có 90,803,650 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm. Như vậy, đến nay khoảng hơn 61 triệu người đã được tiêm mũi 1, hơn 29 triệu người tiêm mũi 2.
Trên cả nước tỷ lệ tiêm ít nhất 1 liều vaccine là khoảng trên 83% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là khoảng gần 40% dân số từ 18 tuổi trở lên.
13/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.