2 "chiến thần” Trung Quốc cùng họ, cùng tên, chết bởi Lưu Bang, gồm những ai?
2 "chiến thần” Trung Quốc cùng họ, cùng tên, chết bởi Lưu Bang, gồm những ai?
Nguyệt Hoà
Thứ hai, ngày 16/09/2024 22:15 PM (GMT+7)
Chúng ta vẫn thường hay nói đến câu thành ngữ: “Chim hết rồi cung tên xếp xó, Thỏ chết rồi chó bị phanh thây”. Câu thành ngữ này thường dùng miêu tả về những vị khai triều lập quốc nhưng sau đó lại bị Hoàng đế giết chết vô cùng oan ức.
2 "chiến thần” Trung Quốc cùng họ, cùng tên, chết bởi Lưu Bang, gồm những ai?
Trong suốt các triều đại đã qua, mối quan hệ giữa người cai trị và thần tử là mối quan hệ vừa phức tạp lại vừa đơn giản. Sự phức tạp nằm ở mối quan hệ giữa quân thần, sự tin cậy lẫn nhau nhưng nghi kỵ lẫn nhau, còn sự đơn giản là sự phục tùng tuyệt đối của các quan đại thần đối với Hoàng đế.
Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo cho rằng đó phải là quan hệ tương đối, không có tính lệ thuộc. Vì vậy, đối với nhiều quân vương, để duy trì quyền lực của mình, chỉ khi bộ hạ lập được công lớn, sẽ lên kế hoạch tiêu diệt từng người một.
Trong lịch sử, có hai vị thần tử được gọi là Chiến thần như vậy, cùng tên, cùng họ và chết cùng một năm bởi một vị Hoàng đế, hai vị này là "Binh Tiên" Hàn Tín và Hàn Vương Tín, người được biết đến là một nhà chiến lược và nhà khai quốc của nhà Hán sau khi giúp Lưu Bang thành lập Đế nghiệp.
Trong sử sách, Hàn Vương Tín cũng gọi là Hàn Tín, sau này để phân biệt giữa hai người, người ta cho thêm một từ "Vương" vào giữa nên được gọi là Hàn Vương Tín. Chúng ta đều biết rằng Hàn Tín là anh hùng khai quốc của nhà Hán, từ nhỏ gia đình nghèo khó nhưng cũng muốn thành đại nghiệp. Sau đó, ông có cơ hội gặp Tiêu Hà, Tiêu Hà rất cảm kích và tiến cử ông với Lưu Bang, và cuộc đời huyền thoại của Hàn Tín bắt đầu.
Mọi người đều đã nghe câu chuyện cầm binh của Hàn Tín "Hàn Tín đới binh, đa đa ích thiện", ngụ ý rằng Hàn Tín cầm binh càng nhiều càng tốt.
Việc cầm binh không phải chuyện đơn giản, đặc biệt phải quản lý số lượng lớn quân rất khó, cần phải phân bổ lương thảo và tác chiến hợp lý, với việc cầm binh nhiều như vậy thử hỏi có bao nhiêu tướng có thể làm được? Tuy nhiên, Hàn Tín đã có thể sắp xếp từng binh sĩ để mỗi người đều phát huy hết khả năng chiến đấu của mình, đây là lý do chính khiến Hàn Tín được coi là "Binh tiên".
Sau này, Hàn Tín đã chỉ huy đội quân của mình tiêu diệt được đội quân của Sở Bá Vương Hạng Vũ ở Cai Hạ, giúp Lưu Bang giành được thiên hạ, lúc này công lao của Hàn Tín thực tế quá lớn, công cao áp cả chủ, khiến Lưu Bang không khỏi e ngại. Nếu như lúc này Hàn Tín nhớ đến câu chuyện Phạm Lãi và Văn Chủng nước Việt năm xưa đã có thể thoát khỏi bị chết oan ức như vậy.
Từ xưa, các hoàng đế rất hay nghi ngờ đại thần, Hàn Tín công cao quá chủ đã khiến Lưu Bang vô cùng e ngại, cuối cùng Lữ Hậu bày kế với Tiêu Hà dụ Hàn Tín đến cung Trường Lạc mưu gán cho ông tội danh "mưu phản" dùng ngũ hình xử tử và chu di tam tộc.
Hãy nói về Hàn Vương Tín, mặc dù những thành tích của ông lu mờ bị bởi Hàn Tín nhưng sức mạnh của Hàn Vương Tín không hề nhỏ. Đặc biệt khi giao chiến với Hạng Vũ, Hàn Vương Tín là một trong số ít tướng lĩnh dưới trướng Lưu Bang có thể đánh một trận kéo dài với đối thủ, lúc đó Lưu Bang đã hứa sẽ phong ông làm Hàn Vương sau khi đánh bại Hạng Vũ.
Lúc đó ông cũng muốn làm nên sự nghiệp, nhưng nước Hàn đang suy yếu, thêm vào đó Hàn Vương Tín không đủ sức kêu gọi con cháu mình nên đã đồng ý với Lưu Bang.
Năm 204 TCN, Hàn Vương Tín theo quân Hán đánh bại Hạng Vũ và bình định thiên hạ. Năm 201 trước Công nguyên, Lưu Bang cho rằng Hàn Vương Tín mạnh mẽ và dũng cảm, Hàn Vương Tín được chính thức phong làm Hàn Vương cai trị nước Hàn, nhưng Lưu Bang lo lắng rằng ông có thể gây ra mối đe dọa trong tương lai, vì vậy ông đã chuyển Hàn Vương Tín đến Thái Nguyên xa xôi ở phía bắc, đóng đô ở Mã Ấp, tiếp giáp với Hung Nô.
Năm 200 TCN, Lưu Bang đích thân mang quân đánh Hung Nô nhưng đã bị Hung Nô bao vây, ông đã rất tức giận và cho rằng sự việc bị bại lộ nhất định là do Hàn Vương Tín đã thông đồng với Hung Nô.
Sau khi nghe tin, Hàn Vương Tín sợ bị giết nên đã thỏa thuận với Hung Nô để cùng tấn công nhà Hán. Tuy nhiên, sau nhiều năm chinh chiến, quân của Hàn Vương Tín không đánh nổi, Người Hung Nô cũng muốn làm ngư ông đắc lợi, nên vào năm 196 TCN, Hàn Vương Tín bị Sài Vũ của nhà Hán giết chết.
Cùng năm, Hoài Âm Hầu Hàn Tín cũng bị nghi ngờ cùng Trần Hy làm phản ở kinh đô và bị Lã Hậu dụ vào cung Vị Ương chém chết.
Hai người cùng họ, cùng tên, cùng bị giết bởi một quân Vương, sự trùng hợp đến khó tin khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Nhưng nếu bạn tra lại các tư liệu lịch sử, bạn sẽ thấy quả đúng như vậy. Có thể nói, hai chiến thần này đều là những anh hùng khai quốc của nhà Hán, nhưng cả hai đều bị hủy hoại vì sự nghi ngờ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, và cả hai đều chết vào năm 196 TCN.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.