Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT ngày 3/6/2024 quy định công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư 09).
Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư 36), có hiệu lực từ ngày 19/7/2024.
Theo Bộ GDĐT, Thông tư 36 được ban hành từ năm 2017, đến nay đã bộc lộ nhiều một số hạn chế, không còn tính tổng thể, có nhiều nội dung chồng chéo, không còn bảo đảm thống nhất với yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành gây khó khăn cho cơ sở giáo dục khi thực hiện.
Theo đó, Thông tư 09 được ban hành với nhằm minh bạch các cam kết về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất lượng; thu chi tài chính tại các cơ sở giáo dục và các thông tin khác có liên quan của cơ sở giáo dục để cán bộ, giảng viên, giáo viên, người lao động, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Công khai theo đúng quy định pháp luật nhưng đơn giản hóa các thông tin công khai, hạn chế việc cập nhật số liệu chi tiết về kỹ thuật, trùng nội dung, giảm biểu mẫu để góp phần thực hiện cải cách hành chính.
Ngoài ra, thông tư mới còn là một trong các căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm và giải trình của cơ sở giáo dục đối với các bên liên quan.
Thông tư 09 thay thế Thông tư 36 được bố cục lại theo hướng tường minh, rõ và gọn hơn, với nội dung công khai gồm 2 phần: phần công khai chung đối với các cơ sở giáo dục và phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học, giảm tối đa các biểu mẫu bắt buộc cơ sở giáo dục phải kê khai.
Để tránh chồng chéo trong việc thực hiện công khai của cơ sở giáo dục, do thông tin cơ bản công khai theo quy định đều được cập nhật trên cơ sở dữ liệu ngành, Thông tư 09 chỉ quy định nội dung, cách thức, thời điểm công khai và nguyên tắc công khai để cơ sở giáo dục chủ động xây dựng thông tin theo chủ đề tương thích với cấu trúc của trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.
Về hình thức công khai, Thông tư 09 đã lược bỏ một số quy định cơ sở giáo dục phải niêm yết nội dung công khai tại cơ sở giáo dục, thực hiện công bố công khai đầy đủ nội dung theo quy định tại Thông tư này trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, Thông tư 09 còn quy định cụ thể hơn thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục tối thiểu là 5 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ nội dung công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là là 5 năm kể từ ngày niêm yết công khai (đối với cơ sở không có trang Thông tin điện tử).
Điểm mới nữa của Thông tư 09 là bổ sung quy định về nội dung Báo cáo thường niên. Thông qua số liệu công khai trong Báo cáo thường niên, thông tin có giá trị đối sánh của năm sau so với năm trước và phục vụ cho nhiều mục đích của cơ sở giáo dục.
Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT, ngày 15/5 hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024 và thay thế Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/1/2017 hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường THCS.
Nội dung lồng ghép: Giáo dục, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 1 đến lớp 5: giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập.
Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 6 đến lớp 9: giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kì lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; quyền lợi, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu một số sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; giới thiệu một số nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội đối với học sinh; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước.
Thông tư cho biết, thời lượng lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông, kế hoạch giáo dục của các trường tiểu học và trường trung học cơ sở; bảo đảm đủ nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cần truyền đạt, không làm tăng thời lượng học của các môn học và hoạt động giáo dục.
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, kinh nghiệm, điều kiện thực tế, giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu; phát huy tính sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi và nhận thức của học sinh; kết hợp hình ảnh minh họa, các hiện vật phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lồng ghép và thực hành.
Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua dạy học các bài học, chủ đề dạy học, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài lớp học; tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức cắm trại, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.