2013 là năm khởi đầu mới của châu Á

Thứ hai, ngày 31/12/2012 06:27 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Những thay đổi lãnh đạo gần như đồng thời diễn ra ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mang lại cho Đông Á một khởi đầu mới sau giai đoạn đầy căng thẳng, giới phân tích nhận định trước thềm bước sang năm mới.
Bình luận 0

Chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Zhou Weihong nói: "Các mối quan hệ nói chung sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Có khả năng sẽ có nhiều cơ hội cho sự hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc".

Theo ông Zhou, Bắc Kinh, Tokyo và Seoul có thể dễ dàng hợp tác với nhau hơn nếu tân lãnh đạo Hàn Quốc chấp nhận chính sách khoan dung hơn với CHDCND Triều Tiên. Giáo sư danh dự Masao Okonogi thuộc Trường Đại học Keio ở Tokyo bày tỏ rằng chắc chắn năm 2013 sẽ là một năm bận rộn. Ông Okonogi nói: "Hoạt động ngoại giao ở Đông Á thậm chí sẽ trở nên sôi nổi hơn".

img
Thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ mở ra khởi đầu mới cho châu Á.

Cùng với những thay đổi mới trên chính trường, châu Á trong năm qua đã đạt được những đột phá trên biển, trên không và vũ trụ. Trung Quốc trở thành 1 trong 10 quốc gia sở hữu hạm đội tàu sân bay. CHDCND Triều Tiên ngang nhiên gia nhập câu lạc bộ các cường quốc vũ trụ. Lần đầu tiên một quốc gia châu Á là Trung Quốc nghiên cứu thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

Đó là những biểu tượng của năm 2012, những sự kiện đáng lưu ý của năm nay không chỉ riêng đối với châu Á. Đài Tiếng nói nước Nga nhận định, tàu sân bay Trung Quốc giống một biểu tượng nhiều hơn là vũ khí quân sự thực tế. Chuyên gia Viện viễn Đông Pavel Kamennov cho rằng, hàng không mẫu hạm là một nỗ lực nữa của Trung Quốc nhằm khẳng định vai trò cường quốc toàn cầu. Đến năm 2015 Trung Quốc có kế hoạch hạ thủy tới 4 tàu sân bay động cơ thông thường và tàu sân bay hạt nhân vào năm 2020.

Tàu sân bay Trung Quốc chưa hề thực hiện chuyến đi dài, nhưng đã làm dấy lên sự lo ngại của không ít quốc gia châu Á. Các nước láng giềng nhìn nhận đây là một phương tiện đòn bẩy của Trung Quốc, công cụ gây sức ép trong trường hợp căng thẳng tình hình tại khu vực.

Các mối quan ngại ngày càng hiện rõ sau khi Trung Quốc tiến hành thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ năm đầu tiên J-31. Máy bay đã cất cánh lần đầu tại tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc, trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng tăng với Nhật Bản. Bằng chuyến bay đầu tiên của J-31, Bắc Kinh muốn khẳng định lập trường cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ với Tokyo.

Ngay trong năm đầu lên nắm quyền, nhà lãnh đạo trẻ CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thực hiện lời hứa của cha là Kim Jong -Il bằng vụ phóng tên lửa thành công ngày 12.12 vừa qua. Bất kể bằng việc làm như vậy, Bắc Triều Tiên vi phạm lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về khai thác công nghệ tên lửa đạn đạo, trở thành một thách thức lớn đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân trong năm 2012.

Tàu sân bay và máy bay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc, vệ tinh Triều Tiên buộc thế giới nhìn nhận lại các nước trong khu vực, cũng như xu hướng tăng cường củng cố an ninh của các nước, bất chấp có thể gây thêm căng thẳng trong quan hệ láng giềng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem