22 dự án vào chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2021
22 dự án vào chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp - nông nghiệp có gì mới?
Quốc Hải
Thứ năm, ngày 25/11/2021 19:19 PM (GMT+7)
Nhiều dự án khởi nghiệp lọt vào vòng chung kết năm nay là những câu chuyện vượt khó trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, được ban tổ chức đánh giá rất cao…
Chiều 25/11, ban tổ chức cuộc thi Dự án khởi nghiệp – Nông nghiệp phát triển bền vững lần 7 – 2021 đã công bố 22 dự án xuất sắc nhất (ở cả hai bảng A, B) lọt vào vòng thi chung kết.
Trong số các dự án đi tiếp, TP.HCM có 3 dự án thuộc Công ty TNHH Phát triển dừa nước Việt Nam của Phan Minh Tiến, Công ty TNHH XNK Thiên Nhiên Việt của Nguyễn Ngọc Hương và Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare của Nguyễn Thanh Hiền. Trong đó, Ngọc Hương và Minh Tiến là 2 nhân vật lần lượt đoạt giải nhất và nhì mùa thi 2019.
Dự án Du lịch C2T do Võ Văn Phong (Bến Tre) sáng lập và vận hành đoạt giải nhất mùa thi 2018 cũng giành vé vào chung kết cuộc thi năm nay.
Đặc biệt, quán quân mùa thi 2020 là Phạm Đình Ngãi - CEO Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Mật hoa dừa Sokfarm) cũng nằm trong top 22 dự án xuất sắc tại cuộc thi này.
Đồng Tháp và Ninh Thuận cũng có 2 dự án vào chung kết. Số còn lại thuộc các tỉnh, thành như Bến Tre, Cà Mau, Đắk Lắk, Hà Giang và Hải Phòng.
Điểm đặc biệt trong nhiều dự án khởi nghiệp năm nay là những câu chuyện vượt khó trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 và các hoạt động trong năm 2021.
Không ít doanh nghiệp từng phát khóc, bế tắc tưởng chừng không lối thoát, nhưng họ đã nỗ lực, tìm cách duy trì dự án, chờ đợi cơ hội để vươn lên.
Nhiều doanh nghiệp tìm cách tái định hình các hoạt động, chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cách truyền thông, nâng cấp sản phẩm thông qua các tiêu chuẩn để tăng tính cạnh tranh, cắt giảm chi phí… để thích ứng.
Những câu chuyện, kinh nghiệm do các dự án chia sẻ tại vòng thi này giúp ích rất nhiều cho các dự án tham gia tại cuộc thi năm nay và cả cộng đồng doanh nghiệp.
Giám khảo Nguyễn Lâm Viên – CEO Công ty CP Vinamit đánh giá, các chủ dự án rất bản lĩnh, thích nghi và kịp thời ứng biến trước khó khăn của đại dịch.
Việc họ phải thay đổi cả phương thức kinh doanh để thích ứng với hoàn cảnh, đồng thời ủ mưu chờ cơ hội phục hồi trở lại khiến ông nể phục.
Chính niềm lạc quan, hành động nhanh gọn, dứt khoát đã giúp các bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Điều này ở các thế hệ khởi nghiệp trước đây không có nhiều.
Đặc biệt, đa số các bạn khởi nghiệp tham gia vòng thi này đã từng tham gia ở các mùa thi trước hoặc tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm BSA tổ chức, do đó các bạn đã không quên ơn của những người đã dìu dắt, chia sẻ, đồng hành trong suốt thời gian qua.
Ông Lâm Viên cho rằng đây chính là "văn hóa biết ơn", một trong những điều không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN BẢNG A LỌT VÀO CHUNG KẾT
Số thứ tự
Họ và tên
Tên dự án
Địa phương
1
Đinh Thị Hạnh Tâm
COBOTÉ - Ứng dụng giá trị dừa vào sản phẩm chăm sóc cá nhân
Bến Tre
2
Nguyễn Tá Đông
Chắp cánh ước mơ nông nghiệp Việt
Khánh Hòa
3
Nguyễn Thị Hương Thanh
Mật chuối Tabai - Nâng cao giá trị trái Chuối Việt và hỗ trợ đồng bào dân tộc Raglai mưu sinh
Khánh Hòa
4
Vũ Thị Liễu
Sợi lá dứa ECOSOI – Nguyên liệu bền vững - Thời trang cao cấp
Nghệ An
5
Hồ Xuân Vinh
ABACA - máy ngành sợi chuối
Nghệ An
6
Phạm Hùng Cường
Đổi rác lấy rau
Quảng Ngãi
7
Trần Thị Xuân Quỳnh
Lan tỏa giá trị chăm sóc sức khỏe tự nhiên từ cây quế rừng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.