Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong hai ngày 16 và 17 -7, Công ty đã khẩn trương nạo vét các kênh mương để khai thông dòng chảy thoát nước trong TP. Các hồ điều hòa cũng đã được hạ mực nước về mức thấp nhất để đề phòng mưa lớn. Chắc chắn, với lượng mưa lớn hơn 120mm, Hà Nội sẽ xuất hiện nhiều điểm ngập úng.
Công ty Thoát nước Hà Nội dự kiến, ít nhất 25 điểm ngập sẽ xuất hiện trong và sau bão số 1.
Cụ thể là các tuyến phố: Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, ga Hà Nội, Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến - Nguyễn Du, bê tông Thịnh Liệt, Thái Hà, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di - Tây Sơn, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Láng Hạ, Thái Thịnh. Định Công, Trương Định, Pháp Vân, Giải Phóng, Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Cảnh, Đại La, Minh Khai - Thanh Nhàn, Pháp Vân-Tam Chinh. Nguyễn Văn Cừ, Ngã ba cầu Chui, chân cầu Vĩnh Tuy, đường dẫn lên cầu Thanh Trì. Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương. Đội Cấn – Liễu Giai.
Tại Hà Nội ngày 17-7 Phó chủ tịch UBND TP Trịnh Duy Hùng đã yêu cầu các Sở, ngành và địa phương triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống mưa sau bão.
Báo cáo của các Sở, ngành và địa phương cho thấy, đến ngày 17-7, công tác chuẩn bị PCLB, úng ngập của các sở, ngành, quận, huyện thị xã trên địa bàn đã cơ bản hoàn tất.
Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo các đơn vị bắt đầu từ 13 giờ 30 phút ngày 17-7 trực 100% quân số tại đơn vị; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, lực lượng phục vụ công tác PCLB và tìm kiến cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.
Sở NN&PTNT huy động 720 máy bơm sẵn sàng cho việc tiêu úng khi xảy ra mưa; triển khai nghiêm túc việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" để ứng phó kịp thời khi xảy ra mưa bão...
Phó chủ tịch Trịnh Duy Hùng yêu cầu các cơ quan, chính quyền toàn TP cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến của cơn bão, thực hiện tốt nhiệm vụ chống úng ngập.
Theo đó, Sở NN&PTNT trực tiếp chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê điều, các hồ chứa và các công trình thủy lợi; triển khai phương án phòng chống úng ngập; thực hiện việc tiêu hết nước đệm trên các tuyến kênh mương nội đồng, chỉ đạo các Công ty Thủy lợi sẵn sàng phương án tiêu úng và hỗ trợ tiêu úng cho khu vực nội thành. Kiểm tra và sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn các hồ chức nước trên địa bàn, quan tâm tới những vùng có khả năng bị chia cắt do ngập úng.
Sở Xây Dựng rà soát 25 điểm úng ngập khu vực nội thành, đề xuất biện pháp xử lý; kiểm tra, đôn đốc, giám sát toàn bộ các đơn vị thi công trên địa bàn, giải tỏa các vật cản gây tắc nghẽn trên hệ thống tiêu thoát nước nội thành.
Theo Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), đơn vị này đã báo cáo với UBND TP Hà Nội về việc sẽ cắt điện các khu vực bị ngập do mưa bão gây ra.
EVN Hà Nội cũng đã phát tờ rơi hướng dẫn cách xử lý hệ thống điện trong nhà khi mưa bão xảy ra như tuyệt đối không nên tiếp xúc với thiết bị có điện khi nền, tường nhà bị ngấm nước. Các gia đình nên tự cắt điện khi nhà có nguy cơ bị ngập nước.
Các đơn vị quản lý vận hành lưới điện đã tiến hành kiểm tra chất lượng thiết bị điện, đường dây điện cao áp , hạ áp và hệ thống tiếp địa an toàn, tiếp địa chống sét trên lưới điện, kiểm tra phát quang hành lang tuyến, tuyệt đối không để cây cối va quệt hoặc đổ vào đường dây điện cao, hạ áp và trạm biến áp khi có giông, bão.
Thắng Đình
Vui lòng nhập nội dung bình luận.