3 hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

PV Thứ bảy, ngày 16/04/2022 22:43 PM (GMT+7)
Theo luật sư, điều 127 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi: Việc xử lý kỷ luật lao động trong một cơ quan tổ chức là không tránh khỏi. Nhưng những hành vi nào bị cấm khi thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động.

Luật sư Nguyễn Ngọc Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, điều 127 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ những hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.png

Theo luật sư, điều 127 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Cụ thể, điều 127, Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động: 

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Vi phạm hành vi cấm bị xử lý thế nào?

Bên cạnh đó, khoản 3, điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng quy định:

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem