3 vũ khí nổi tiếng thần thoại Việt Nam: Món thứ 2 có thể xuyên thủng giáp trụ

Thứ năm, ngày 07/12/2023 14:33 PM (GMT+7)
3 vũ khí thần thánh nhất trong thần thoại Việt Nam có sức mạnh phi thường có thể triệt phá được cả 1 đội quân giặc.
Bình luận 0
3 vũ khí nổi tiếng thần thoại Việt Nam: Món thứ 2 có thể xuyên thủng giáp trụ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thần thoại Việt Nam là 1 kho tàng văn hóa vô hấp dẫn với nhiều câu chuyện kỳ thú về các anh hùng, các vị thần, các sinh vật huyền bí và các sự kiện lịch sử. Trong những câu chuyện ấy, các vũ khí đóng 1 vai trò quan trọng, không chỉ là công cụ chiến đấu mà còn là biểu tượng của sức mạnh, tinh thần và niềm tin dân tộc Việt Nam. Trong đó, có 3 loại vũ khí thần thánh, có sức mạnh phi thường được kể đến như:

Ngựa sắt của Thánh Gióng

Con Ngựa Sắt của Thánh Gióng là một con ngựa được làm từ sắt, có khả năng phun lửa và bay trên không. Con ngựa này được dùng bởi Thánh Gióng, một anh hùng huyền thoại của Việt Nam. Tương truyền khi nước ta bị giặc Ân xâm chiếm, Thánh Gióng khi đó chỉ là một đứa trẻ ba tuổi không biết nói không biết cười. Nhưng khi nghe tin triều đình cần anh hùng giúp đỡ, Thánh Gióng bỗng nói chuyện và yêu cầu sứ giả truyền lời lại cho nhà vua làm cho mình một cây gậy sắt, một con ngựa sắt và 1 chiếc áo giáp sắt. 

Từ đó, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai 1 cái trở thành một anh hùng cao to khỏe mạnh. Giặc đến nơi, tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, mặc áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ.

3 vũ khí nổi tiếng thần thoại Việt Nam: Món thứ 2 có thể xuyên thủng giáp trụ - Ảnh 2.

Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Nỏ thần An Dương Vương (Nỏ Liên Châu)

Theo truyền thuyết, nỏ thần An Dương Vương hay còn gọi là nỏ Liên Châu là một loại nỏ thần có thể bắn ra những mũi tên sắt cực kỳ mạnh mẽ, có thể xuyên thủng mọi loại giáp trụ. Nỏ thần được chế tạo bởi tướng quân Cao Lỗ, người cũng giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc.

3 vũ khí nổi tiếng thần thoại Việt Nam: Món thứ 2 có thể xuyên thủng giáp trụ - Ảnh 3.

Nỏ thần được thần Kim Quy tặng cho An Dương Vương để giúp ông đánh đuổi quân xâm lược Triệu Đà. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã chiến thắng quân Triệu Đà, giữ vững độc lập cho đất nước. Thất bại trước vua An Dương Vương nhiều lần, Triệu Đà đã xin giảng hòa, sai con trai Trọng Thủy sang cầu thân nhưng mục đích chính là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Công chúa Mỵ Châu - con gái An Dương Vương vì mất cảnh giác đã trao cho Trọng Thuỷ nỏ thần để xảy ra bi kịch mất nước.

Gươm Thuận Thiên của vua Lê Thái Tổ

Tương truyền vào buổi đầu khởi nghĩa, Lê Lợi vẫn chưa có thanh thế, đã trải qua nhiều lần bị quân Minh truy sát. Một lần nọ, Lê Lợi đến thăm nhà viên thuộc tướng Lê Thận thì thấy có lưỡi kiếm khắc chữ "Thuận Thiên", dù lưỡi kiếm bén nhưng cũng chưa biết là báu vật. 

Lại một lần khác, trong lúc chạy trốn giặc, Lê Lợi tình cờ tìm được chuôi kiếm nạm ngọc, khi cầm lên thấy đẹp đẽ lạ thường mới nhớ tới lưỡi kiếm kỳ lạ ở nhà Lê Thận bèn cầm về. Khi ghép hai mảnh lại, thanh kiếm phát ra ánh sáng rực rỡ, tỏa ra âm thanh như tiếng sấm. Lê Lợi hiểu ra đây là một vũ khí thần kỳ, đặt tên là Thuận Thiên Kiếm. Về sau, Thuận Thiên Kiếm đã giúp Lê Lợi và các chiến binh Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho nước Việt.

3 vũ khí nổi tiếng thần thoại Việt Nam: Món thứ 2 có thể xuyên thủng giáp trụ - Ảnh 4.

Theo các giai thoại dân gian, đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Lục Thủy dạo mát và ngắm cảnh, bỗng nhiên ngài thấy có ánh vàng loang loáng dưới nước và một lúc sau rùa vàng ngoi lên mặt nước rồi bơi về phía thuyền của nhà vua. Lúc ấy, Lê Thái Tổ chợt nhớ đến lưỡi gươm mà Lê Thận cho với hai chữ "Thuận Thiên" đã giúp ngài đánh tan giặc ngoại xâm. Khi ngài vừa rút gươm ra khỏi vỏ thì lưỡi gươm đã tự bay về phía rùa vàng. Rùa ngậm lưỡi gươm và lặn xuống hồ và từ đấy hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gươm).

PV (Theo SHTT&ST)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem