"Giật mình" những áng văn "gây sốc" mùa thi ĐH

Chủ nhật, ngày 05/08/2012 07:45 AM (GMT+7)
"Không còn nhiều ánh văn gây cười, nhưng cách đặt vấn đề về "thần tượng", "thói cơ hội"...trong bài làm của thí sinh mùa thi ĐH năm 2012 đã khiến không ít người chấm phải giật mình.
Bình luận 0

Thí sinh dù còn không ít những "tấm gương" vô cảm, nhưng phần lớn họ đã biết suy nghĩ, học theo điều cần học..." - nhận xét của giáo viên chấm thi ĐH môn Văn.

Tại Hà Nội, một số giáo viên chấm môn văn thi ĐH cho biết do đây là cuộc thi lớn nên thí sinh đa phần ý thức được việc mình phải viết gì, viết thế nào nên gần như không có chuyện “mê muội, fan cuồng” lên tiếng phẫn nộ trong bài thi.

img
 

Câu văn hỏi về ngưỡng mộ thần tượng nhiều học sinh cho rằng: không cấm học sinh thưởng thức âm nhạc và có hâm mộ ca sĩ cụ thể. Nhưng ngưỡng mộ đến quên tất cả gia đình, bạn bè, sẵn sàng đánh đổi bản thân để được gặp thần tượng là các ban nhạc Hàn Quốc là không thể chấp nhận.

Bill Gates, Steve Jobs,… đã trở thành thần tượng của nhiều thí sinh trong bài thi môn Văn.

Nhiều em ngưỡng mộ chính bố mẹ hay dòng họ mình khi có nhiều người thành đạt. Có học sinh xúc động khi viết về những gia đình nông thôn điều kiện vất vả, đông con nhưng con cái vẫn học giỏi, đỗ đại học và thành công trong cuộc sống.

Ở câu hỏi nghị luận xã hội về “thói cơ hội”, có học sinh lập luận: “Người cơ hội luôn tạo ra thành tích ảo. Còn người chân chính ở trong cơ quan luôn khát khao đi tìm thành tựu, phát hiện cái mới lạ nhưng có khi cả đời không ai biết. Thành tựu phải nên được biết như thành tích ở một giai đoạn nào đó. Âm thầm, lặng lẽ là tốt. Song tốt hơn là biết lập thành tích trên từng chặng đường đó để lẽ ra anh không phải con người vô danh”.

Rồi thí sinh đưa so sánh "trong khi đó, những người mẫu như Ngọc Trinh dù không có tài năng nổi bật nhưng với dáng người đẹp, phát ngôn kiểu “yêu không tiền thì cạp đất mà ăn”,…bỗng nổi tiếng và trở nên giàu có. Vậy thành tựu và thành tích trong mối quan hệ đó phải nên như thế nào?"

Một thí sinh không ngần ngại phê phán: “Vụ việc Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam bị truy nã với những sai phạm nghiêm trọng khiến nhiều người đặt nghi vấn về tài đức của ông? Là ông có tài, đức hay là người cơ hội?”

Ở miền Trung, có học sinh thần tượng Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với nhiều việc làm kiên quyết được thông tin trên báo chí. Số ít thí sinh vẫn khẳng định tình yêu với những thần tượng âm nhạc Hàn Quốc nên lập luận: “Bạn em cũng có rất nhiều người thích và em thấy rằng yêu thích thần tượng chả có gì sai cả nên em cũng không biết phải làm bài văn này như thế nào nữa cả”.

Trong một thí sinh khác khẳng định: “Không có gì là thảm họa cả vì ban nhạc em yêu thích đều đẹp trai, dễ thương, hát hay và sành điệu”.

Ở TP.HCM, nhiều học sinh đưa những câu nói coi cửa miệng của các bạn trẻ như “bố mẹ là phù du. Chu Du là tất cả” khi phê phán việc mê muội thần tượng. Chuyện nhầm lẫn “Pá Tra” viết thành “Bá Tra”, A Sử thành A Phủ. Một số phân tích thơ trong Tràng Giang theo kiểu tán, bôi.

Không có nhiều bài viết xuất sắc, vẫn có những mô-tip lặp lại ở ví dụ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội do học sinh đã được luyện từ trước.

Về điểm thi học sinh thường được điểm 5 đến điểm 6, điểm thấp ít. Tại Hà Nội điểm 8, điểm 9 không nhiều vì học sinh trình bày ý lộn xộn, thiếu chọn lọc. Ở Huế và Đà Nẵng mức điểm cao nhất giáo viên chấm là 9,25 điểm.

Tại TP.HCM vẫn có một vài thí sinh không làm được bài thi nên bỏ giấy trắng. Thí sinh phần lớn đạt điểm trung bình khá. Học sinh điểm cao nhất cũng chỉ đạt điểm 9.

Theo Vietnamnet

 

 

 

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem