Trước hành động nhẫn tâm của Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện
Cát Tường), phóng
viên
Dân Việt có cuộc trao đổi với, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Giám đốc Bệnh
viện E Hà Nội, người từng có thời gian hơn 1 năm quản lý Tường khi đối tượng
này mới ra trường vào công tác tại Bệnh Viện E Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Tường từng có 3 năm công tác tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện E Hà Nội.
Theo PGS. TS Đoàn Hữu Nghị: Sau khi ra trường, Tường
vào công tác tại Bệnh viện E Hà Nội. Năm 2002, Tường được tuyển dụng vào biên
chế chính thức của bệnh viện và làm việc tại khoa Chấn thương chỉnh hình.
Đến năm 2005 thì bác sĩ Tường chuyển sang bệnh
viện Bạch Mai (Hà Nội). Trong thời gian này, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị là người
trực tiếp quản lý Tường 1 năm.
Theo Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội: Tường là người
giao tiếp khéo léo. Khi còn công tác tại bệnh viện E, dù còn trẻ nhưng đã uống
rượu.
Cũng trong thời gian này, Tường đã yêu một cô y tá xinh đẹp kém mình 6
tuổi làm việc tại khoa Răng – Hàm – Mặt, người sau này trở thành vợ của Tường.
|
“Vào thời điểm đó, Tường còn rất trẻ, mới ra
trường nên về chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong thời gian làm
tại Bệnh viện E, Tường chưa được mổ hay tham gia các ca phẫu thuật”.
Nhận xét về Tường, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho
biết: “Khi nói về mình Tường tỏ ra tự tin quá về khả năng của bản thân. Có thể
vì thế mà Tường có những hành động liều lĩnh. Dù không được đào tạo bài bản về
phẫu thuật tạo hình nhưng vẫn liều thực phẫu thuật.
Thêm nữa, khi tiến hành
phẫu thuật tại cơ sở riêng dẫn tới tai biến, đáng ra Tường phải đưa sang Bệnh
viện Bạch Mai để cấp cứu nhưng Tường vẫn tổ chức cấp cứu ở cơ sở dù chỉ có một
mình là bác sĩ. Sau khi bệnh nhân tử vong lại nhẫn tâm phi tang để trốn tránh
trách nhiệm”.
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết thêm, sau khi rời
Bệnh viện E, Tường học lên thạc sĩ và đang trong quá trình học tiến sĩ.
Tuy nhiên, đứng ở góc độ của nhà chuyên môn, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị nhận định: “Sau 8 năm rời Bệnh viện E, Tường có thể đã được bồi dưỡng hoặc có chứng chỉ về phẫu thuật thẩm mỹ nhưng cũng chỉ có thể làm một số phẫu
thuật nhỏ. Còn về việc gây mê và thực hiện các ca phẫu thuật lớn thì không được
phép”.
Ngay từ trẻ Tường đã quá tự tin vào khả năng vào bản thân và thể hiện là một người liều lĩnh.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, ngày 22.10, Cơ qua cảnh sát điều tra công an
TP. Hà Nội đã bắt khẩn cấp Nguyễn Mạnh Tường (SN1973) - Bác sĩ khoa
ngoại Bệnh viện Bạch
Mai, Giám đốc phòng khám Cát Tường (số 45 đường Giải Phóng, Hà Nội) để
điều tra
làm rõ hành vi “Giết người”. Nạn nhận là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN
1974, ở
Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Theo điều tra ban đầu của Công an TP. Hà Nội, ngày
19.10 chị Huyền đến phòng khám Cát Tường (ở 45 đường Giải Phóng) để phẫu thuật nâng
ngực. Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp cùng nhận viên của Thẩm mỹ viện Cát Tường
thực hiện ca phẫu thuật cho chị Huyền.
Tuy nhiêu, sau khi tiến hành phẫu thuật
xong chị Huyền có biểu hiện co giật, tím tái. Tường cùng nhân viên thực hiện
cấp cứu nhưng sau đó chị Huyền đã tử vong. Trước sự việc nghiêm trọng, khoảng
23 giờ 30 cùng ngày, Tường đã cùng với Đào Quang Khánh (là bảo vệ của Thẩm mỹ
viện Cát Tường) mang thi thể chị Huyền lên cầu Thanh Trì rồi thả xuống sông. Hiện, thi thể nạn nhân xấu số vẫn chưa được tìm thấy.
Xuân Lực - Đức Hiếu (Xuân Lực - Đức Hiếu)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.