"Tôi không dám tố cáo y bác sĩ"

Thứ ba, ngày 19/11/2013 19:28 PM (GMT+7)
Nghe tin Bộ Y tế công bố số điện thoại nóng để người dân tố cáo tiêu cực ngành Y, tôi chỉ thấy hài hước. Có khác nào bảo người bệnh “tố cáo” người đang nắm giữ sinh mệnh mình. Ai dám chứ tôi chả dám.
Bình luận 0
Con hay ốm đau nên tôi cũng thường xuyên phải đi các bệnh viện, tôi cũng biết có nhiều bác sĩ, y tá tốt, không đến nỗi vơ đũa cả nắm. Nhưng một số bác sĩ, y tá xấu đã thật sự gây nên những phiền lòng, sợ hãi cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Đến nỗi, cứ vào viện là mặt người ốm, người khỏe đều xanh lè, căng thẳng.

Tôi từng có con đi chữa bệnh tại một bệnh viện tuyến T.Ư. Cháu bị lồng ruột, điều trị 4 ngày không khỏi nên phải mổ.

Khỏi nói sự lo lắng của vợ chồng tôi khi nhìn đứa con nhỏ mới 3 tuổi đau đớn. Vì thế, một lòng một dạ chúng tôi đều “trăm sự nhờ bác sĩ”, nhờ cả các cô y tá, điều dưỡng. Có những lúc tôi nghĩ họ bảo tôi chết tôi cũng chết để cho con tôi được sống khỏe mạnh.

  Liệu có nhiều người bệnh dám tố cáo tiêu cực của ngành y? (Ảnh minh họa)
Liệu có nhiều người bệnh dám tố cáo tiêu cực của ngành y? (Ảnh minh họa)

Ngay từ hôm đầu cháu vào, tôi đã lựa chọn phòng yêu cầu 700 nghìn đồng/giường. Tuy nhiên, cô y tá mặt như “đón phạm” trả lời nhát gừng “hết phòng rồi”. Tôi có kinh nghiệm nên “phóng” cho cô y tá “2 lít” (200 nghìn đồng), bố cháu được các cô tận tình dẫn vào phòng ngon. Nhưng đừng tưởng chi tiền giường gấp 10 lần tiền giường “đại trà” mà được phục vụ tốt. Mỗi lần tiêm, truyền, thay băng đều phải dúi cho y tá 50 nghìn đồng mới êm.

Bộ Y tế vừa lập đường dây nóng và khuyến khích người dân “tố cáo” tiêu cực của ngành Y. Tuy nhiên, không ít người bệnh cho rằng, dù có bực bội, dù phải ấm ức đưa phong bì để “mua” thái độ thì họ vẫn cắn răng chịu đựng. Vì tính mạng và sức khỏe của mình và người thân đang nằm trong tay các y bác sĩ. Nếu bạn là người bệnh hoặc có người nhà đang nằm viện, gặp chuyện bất bình, bạn có dám tố cáo? Bạn có tin “hậu tố cáo” bạn sẽ nhận được sự sửa sai ngay lập tức của ngành y tế? Hay bạn lo sợ sự “trù úm”, gây khó khăn rắc rối hơn? Xin gửi ý kiến của bạn về địa chỉ: baodanviet@gmail.com . Ý kiến được đăng tải sẽ nhận được nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Tòa soạn Dân Việt

Lúc tôi luống cuống xi con đái, chẳng may vọt lên, tưới ướt hết vết mổ. Sợ con bị nhiễm trùng, tôi chạy đi tìm nhờ y tá thay băng. Chẳng ngờ, cô y tá đang buôn dưa lê điện thoại, trừng mắt căng thẳng: “Buồng gì, giường gì, đái tí không sao, về đi”. Sau đó, tôi có giải trình băn khoăn của mình nhưng y tá cũng chả nói gì.

May quá, có em sinh viên thực tập ngồi cạnh, đến ngó qua ngó lại rồi đi xin ý kiến y tá. Nhưng y tá lại bảo: “Cả khoa giờ có mỗi cái băng gạc duy nhất, thay thì hết à”.

Mẹ ơi! Cả cái bệnh viện T.Ư to tổ bố, hàng nghìn bệnh nhân mà chỉ có 1 cái băng gạc. Nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn nói với y tá: “Em ghi cho anh để anh ra ngoài mua chục bộ cho khoa luôn”. Mua về, tôi lại đứng như con cún con cạnh “từ mẫu” để “thỉnh mẹ” sang thay băng hộ. Nhưng “mẹ” vẫn buôn điện thoại. Cuối cùng, tôi nhẹ nhàng, ý nhị đút 200 nghìn đồng vào túi cô y tá, mặt hối lỗi là “các cô đã vất vả đêm hôm vì cháu”. Thế là băng được thay xong.

Rồi chuyện con tôi mổ phải đặt ống xông, y tá đến rút toẹt một cái, thằng con la như bị chọc tiết, còn bố mẹ cũng đau buốt sống lưng, cắm mũi tiêm ven cũng chảy máu choang ra, lại đổ tại “ven yếu”. Nhưng hôm sau tôi dúi tiền trước khi tiêm thì chỉ nhích một cái là xong. Con tôi còn không kịp nhăn mặt. .

Cho dù ức chế muốn nổ tung nhưng tôi thực sự chẳng muốn đôi co, càng không muốn tố cáo. Sinh mệnh, sức khỏe, sự đau đớn của con trai tôi đang ở trong tay các y bác sĩ. Tôi tố cáo liệu con tôi có được chạy chữa tốt. Hay là sẽ bị trù úm, thậm chí bị thù vặt? Cũng không ai chủ ý đi đặt camera, ghi âm để ghi lại bằng chứng đưa phong bì hay bị y tá hạch sách.

Các sự việc toàn xảy ra lúc nguy cấp, cần bác sĩ, y tá như chết đuối đi tìm cọc, còn tâm trí đâu mà đôi co, mà lưu bằng chứng. Còn lúc việc qua rồi, người nhà mình cũng đỡ nguy kịch rồi, thì ai cũng nghĩ “may quá rồi”, chẳng ai muốn phiền phức làm gì. Mà lần sau vẫn còn phải quay lại, còn phải nhờ vả, cầu cạnh chính những người mình tố cáo đó. Càng không dám.

Bạn là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân, bạn có sẵn sàng gọi vào đường dây nóng để phản ánh các tiêu cực mà bạn thấy ở bệnh viện?

img img
img

Lê Văn Khánh (Hà Nội) (Lê Văn Khánh (Hà Nội))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem