Vào được đại học đã khó, để làm chủ được quãng đời sinh viên còn khó hơn khi nhớ nhà, thay đổi môi trường sống, học tập hay áp lực chi tiêu khiến không ít bạn stress. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, căng thẳng, thực hiện tốt những việc dưới đây giúp tân sinh viên có một khởi đầu an toàn, thậm chí còn xuất sắc để bước vào ‘next chapter’ của đời mình.
Tìm được chỗ ở phù hợp
Với các tân sinh viên như Minh Thư, tìm được chỗ ở trọ phù hợp luôn là ưu tiên, cũng là nỗi lo lắng lớn nhất bởi đây là lần đầu tiên sống xa nhà, bước vào môi trường sống hoàn toàn mới.
Giảm căng thẳng và kiên trì mỗi ngày sẽ giúp các tân sinh viên tìm được nơi ở phù hợp với bản thân để ổn định cuộc sống trong môi trường mới.
Để tìm được chỗ ở gần trường, đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thông thoáng với giá cả và các tiện ích tốt, bạn cần nhờ đến người thân, các anh chị đi trước tư vấn hoặc tự bổ sung kinh nghiệm cho mình bằng việc tham khảo các "cẩm nang thuê nhà trọ" được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội trước để không bị "hớ".
Vừa uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm căng thẳng trước nắng nóng, khói bụi và kẹt xe của đường phố Sài Gòn khi dẫn Minh Thư đi xem nhà trọ, Quang Liêm, sinh viên năm 3 trường KHXH&NV TP.HCM cho biết: "Ngoài giá cả, bạn cần hỏi kỹ quy định của phòng trọ, độ an toàn, lối thoát hiểm, chất lượng trang thiết bị, chi phí điện, nước, wifi, gửi xe và nhất định phải có hợp đồng rõ ràng".
"Hãy trực tiếp đi khảo sát phòng trọ với người thân, bạn bè, nhờ giúp đỡ từ anh chị sinh viên cùng quê, đừng bỏ qua sự giới thiệu điểm trọ từ những hội đoàn hay của nhà trường để có được nơi trọ tốt nhất", Liêm kết luận.
Ra khỏi nhà, tham gia vào một hội nhóm
Bước vào môi trường đại học bạn có thể bỡ ngỡ vì không quen biết ai. Đừng vội lo lắng, căng thẳng mà đóng sập cánh cửa với thế giới đa sắc màu này, hãy thưởng thức một chai Trà Xanh Không Độ và tự tin tham gia một hội nhóm sinh hoạt phù hợp để bắt đầu trải nghiệm một cuộc sống tươi đẹp, rực rỡ nhất trong đời người.
Tham gia các câu lạc bộ hay hội nhóm giúp tân sinh viên phát triển kỹ năng, thêm sự tự tin để giảm căng thẳng, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới.
Uống chai Trà Xanh Không Độ để giải khát, giảm căng thẳng sau buổi luyện tập tại câu lạc bộ HIU Legacee trên trường, Khánh Hưng – tân sinh viên HIU (ĐH quốc tế Hồng Bàng) hồ hởi cho biết: "Với năng khiếu về âm nhạc, em đã đăng ký casting và được nhận vào câu lạc bộ Legacee. Đây là cơ hội để em kết giao bạn mới, tham gia nhiều chương trình nghệ thuật trong và ngoài trường giúp em tự tin, thích nghi nhanh hơn với môi trường đại học và phát triển các kỹ năng khác".
Thảo Vy, một tân sinh viên quê Nghệ An vừa chân ướt chân ráo vào TP.HCM theo học trường ĐH Mỹ Thuật, nữ sinh đã nhanh chóng tham gia sinh hoạt hàng tuần tại Hội sinh viên công giáo Vinh để gặp gỡ, giao lưu cùng các sinh viên khác.
"Em đã tham gia nhóm từ cách đây nửa năm trước để tìm hiểu các thông tin và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất về chỗ trọ, sinh hoạt từ các anh chị đi trước khi vào học tại TP.HCM", vừa uống chai Trà Xanh Không Độ để giải khát, giảm stress sau một ngày học kéo dài, Vy vừa kể.
Lập kế hoạch và quản lý thời gian
Môi trường đại học khác hoàn toàn so với trung học, ít vất vả và căng thẳng hơn. Đặc biệt bạn không còn "bị" gia đình, thầy cô kèm cặp mỗi ngày, thời gian học tập hay vui chơi do chính bạn quyết định nên đây được coi là thử thách "khó nhằn" bậc nhất trong môi trường đại học nếu bạn mang tâm lý xả hơi sau những năm học trung học vất vả.
Vừa học tập vừa chủ động khám phá, tìm hiểu thành phố nơi mình sinh sống là một trong những cách hiệu quả giúp tân sinh viên hòa nhập nhanh chóng vào môi trường mới.
"Ngoài thời gian trên lớp, mỗi ngày em dành 1 - 2 tiếng học tại thư viện trường, biết là sẽ rất khó khăn nhưng em phải cố gắng. Học trên thư viện với các bạn giúp em tập trung hơn học ở nhà trọ, khi mệt thì giải lao, ghé canteen trường uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm stress, giúp em tập trung học hiệu quả hơn.
Thời gian còn lại mỗi ngày em dành cho các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu thành phố mình đang sống và cố gắng kiếm một việc gì đó làm thêm càng sớm càng tốt", Mai Khanh, tân sinh viên Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM chia sẻ về kế hoạch của bản thân.
Nhanh chóng kiếm việc làm thêm
Sau khi ổn định về chỗ ở và quen với trường học cũng như nơi sống mới, các bạn sinh viên năm nhất nên tìm cho mình việc làm thêm phù hợp để có thêm chi phí trang trải cuộc sống, phụ gia đình trước những lo lắng, áp lực về tiền bạc mỗi tháng phải gồng gánh.
Phục vụ nhà hàng, quán ăn hay bán hàng là những việc làm thêm quen thuộc của nhiều tân sinh viên để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống.
Vừa tranh thủ uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm căng thẳng trước khi vào ca phục vụ tại một nhà hàng, Anh Tuấn, sinh viên năm 3 Trường Đại học Sài Gòn cho biết: "Các bạn sinh viên năm nhất nên đi làm thêm nếu có thể, bởi ngoài tiền công mỗi giờ dao động từ 20 – 25 ngàn đồng, các bạn còn học được kỹ năng làm việc thực tiễn, kỹ năng giao tiếp, vốn sống,… đây là những điều cần thiết giúp mình phát triển bản thân mỗi ngày".
Với sinh viên năm nhất khi đi làm thêm, những va đập ngoài cuộc sống giúp các bạn trưởng thành hơn và đặc biệt, hiểu được giá trị đồng tiền do công sức mình làm ra. Tuy nhiên, bạn cần tỉnh táo trước những bẫy lừa việc hoặc đa cấp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.