Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên
Phân bón Đầu Trâu cải thiện chất lượng đất trồng cà phê vùng Tây Nguyên
TS. Phạm Anh Cường
Thứ năm, ngày 21/11/2024 18:14 PM (GMT+7)
Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên giai đoạn 2023-2026 (gọi tắt là Chương trình) được tổ chức và thực hiện bởi Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Trong khuôn khổ của chương trình, năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã lấy tổng cộng 149 mẫu đất đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó có 112 mẫu tầng 0-30cm để đánh giá độ phì thực tế và tìm ra các yếu tố hạn chế trong đất canh tác cà phê hiện tại. Các mẫu đất này được lấy ở trong số các vườn cà phê của các hộ điều tra, được mã hóa và ghi vị trí (định vị GPS) theo quy chuẩn lấy mẫu đất hiện hành.
Kết quả phân tích đất là cơ sở quan trọng để ứng dụng các loại phân bón và kỹ thuật bón phân phù hợp giúp cải thiện tính chất của đất theo hướng có lợi cho cây cà phê.
Kết quả phân tích đất và biện pháp cải thiện được nêu trong các bảng dưới đây:
Bảng 1. Chất hữu cơ và dinh dưỡng đa lượng trong đất vườn cà phê (tầng 0-30cm)
Chỉ tiêu
Đắk Lắk
Gia Lai
Kon Tum
Đắk Nông
Lâm Đồng
OM (%)
3.30
4.27
2.85
4.00
3.79
Biến động
0.91-6.32
0.78-6.87
0.79-5.52
0.78-6.96
0.89-6.55
Nts (%)
0.17
0.18
0.15
0.18
0.17
Biến động
0.05-0.24
0.04-0.24
0.05-0.24
0.05-0.25
0.05-0.25
Pts (%)
0.18
0.19
0.12
0.18
0.18
Biến động
0.19-0.20
0.18-0.20
0.11-0.13
0.1-0.19
0.17-0.19
Kts (%)
0.11
0.10
0.12
0.11
0.10
Biến động
0.09-0.16
0.086-0.11
0.11-0.13
0.09-0.13
0.09-0.11
Pdt (mg/100)
6.69
9.01
5.91
7.03
6.97
Biến động
2.5-9.5
2.2-67
2.2-8.6
2.8-9.7
2.8-9.6
K dt (mg/100g)
13.09
13.65
12.19
13.87
13.31
Biến động
7.1-19.5
6.9-17.7
6.5-17.4
6.9-18.8
6.9-18.2
Nguồn: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, 2023
Từ kết quả bảng 1 cho thấy:
* Chất hữu cơ (OM, %): Chất hữu cơ ở cả 5 tỉnh đạt mức trung bình đến khá và cao, một số mẫu đạt mức rất cao trên 5%, nhưng không nhiều. Tỉnh nào cũng có mẫu đạt mức rất nghèo (<1%). Chất hữu cơ là chỉ tiêu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đất vườn cà phê. Trong một thời gian dài, tập quán của nông dân ít dùng phân hữu cơ bón cho cà phê, còn những năm gần đây, khoa học kỹ thuật đã giúp nông dân nhận thức về vai trò của phân bón hữu cơ ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên số nông dân sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê còn ít và lượng bón cũng không nhiều. Từ thực tế này dẫn đến hàm lượng hữu cơ trong đất có nơi khá, giàu nhưng cũng đa số là nghèo <1%. Tất nhiên, chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dốc của vườn, kỹ thuật canh tác của nông hộ và lượng bón hữu cơ hàng năm.
Biện pháp cải thiện: Với vườn có hàm lượng hữu cơ thấp cần bổ sung hàng năm các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai, vỏ cà phê ủ hoai và các loại phân hữu cơ chế biến khác. Một giải pháp giúp cho vườn cà phê vừa tăng chất hữu cơ trong đất, vừa bổ sung một số vi sinh vật cho đất là phân bón hữu cơ ĐẦU TRÂU DƯỠNG RỄ - TỐT CÂY.
Loại phân bón này vừa có hàm lượng hữu cơ cao (63% OM), vừa cân đối đạm, lân và kali (2,4% N, 1,8% P2O5, 2,2 % K2O) đồng thời có 3% axit humic và fulvic là chất tăng trưởng sinh học quan trọng giúp bộ rễ phát triển. Lượng bón khuyến cáo từ 3-5 kg/cây vào giai đoạn tưới cho cà phê khi đất đủ ẩm.
* Đạm tổng số (Nts, %): Đạm tổng số ở đa số các mẫu đạt mức trung bình, còn một số vùng ở mức nghèo. Tuy nhiên yếu tố đạm rất biến động trong đất do dễ bay hơi, rửa trôi. Việc đáp ứng và cân bằng dinh dưỡng đạm cho cây cũng khá đơn giản, chỉ cần sử dụng một số loại phân bón NPK có chứa đạm và các chất dinh dưỡng khác đi cùng đáp ứng với nhu cầu của cây.
Biện pháp cải thiện: Giải pháp đơn giản là sử dụng bộ phân bón chuyên dùng của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã được cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê theo giai đoạn sinh trưởng. Trong mùa khô sử dụng NPK 20-5-6 + TE, khi thúc trái lớn nhanh sử dụng NPK 19-12-6 + TE, khi trái vào chắc sử dụng NPK 16-6-19 + TE. Tùy theo tuổi cây, năng suất và độ phì đất để quyết định lượng bón mỗi loại cho phù hợp.
* Lân tổng số (Pts, %), P dễ tiêu (mg/100g): Lân tổng số ở tất cả các mẫu đất đều đạt ở mức khá, có một số mẫu ở mức giàu và phân bố khá đồng đều và có mức biến động không lớn. Lân dễ tiêu đạt mức trung bình, dao động từ 6,66-9 mg/100g đất, tuy nhiên đa phần là hàm lượng lân dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình.
Biện pháp cải thiện: Mặc dù hàm lượng lân tổng số nhìn chung là khá, có mẫu giàu nhưng do đặc thù môi trường đất có hàm lượng keo sét và hàm lượng sắt nhôm tổng số trong đất cao nên khả năng giải phóng lân dễ tiêu bị hạn chế. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hữu cơ ĐẦU TRÂU DƯỠNG RỄ - TỐT CÂY, có bổ sung vi lượng chuyên dùng cho cà phê và một số chủng vi sinh vật Bacillus phân giải lân rất mạnh, giúp làm tăng lân hữu hiệu cho cây có hiệu quả.
* Kali tổng số (Kts, %) và kali dễ tiêu (K dt, mg/100g): Đa số các mẫu đất cho kết quả kali tổng số là nghèo, đạt ngưỡng <1%, nhưng K dễ tiêu đạt mức trung bình, mức biến động khá lớn. Kali cũng là yếu tố dinh dưỡng dễ bị rửa trôi theo nước tưới hay mưa.
Biện pháp cải thiện: Cũng như yếu tố đạm, cần sử dụng bộ phân bón chuyên dùng cho cà phê trong các giai đoạn sinh trưởng của cây theo các công thức phân đã được công ty tính toán kỹ. Ở giai đoạn tưới và giai đoạn trái lớn nhanh, hàm lượng kali trong phân không cần cao, nhưng tới giai đoạn vào chắc, hàm lượng kali cần cao để tích lũy các chất đồng hóa về hạt, tạo chất lượng cho hạt. Loại phân khuyến cáo là ĐẦU TRÂU NPK 16-6-19 + TE hoặc ĐẦU TRÂU NPK 14-7-21 + TE hoặc ĐẦU TRÂU NPK 16-8-16 + TE…
Bảng 2. Khả năng trao đổi cation và các yếu tố vi lượng trong đất vườn cà phê
Chỉ tiêu
Đắk Lắk
Gia Lai
Kon Tum
Đắk Nông
Lâm Đồng
CEC (me/100g)
12.95
13.49
12.02
12.79
13.80
Zn (ppm)
4.37
4.77
5.01
4.77
4.76
Biến động
3.5-5.5
3.9-5.5
4.6-5.7
3.9-5.8
3.2-5.7
Cu (ppm)
3.38
3.91
3.87
3.93
3.79
Biến động
2.5-4.10
3.3-4.5
3.5-4.3
3.3-4.5
3-4.5
Mo (ppm)
0.29
0.42
0.44
0.41
0.42
Biến động
0.19-0.41
0.35-0.49
0.35-0.61
0.35-0.51
0.33-0.52
Fe2+ (ppm)
64.20
67.25
64.43
66.22
65.79
Biến động
55.5-75.2
58.9-75.5
48.5-72.3
55.8-78.4
54.1-75.9
Nguồn: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, 2023
Từ kết quả bảng 2 cho thấy:
* Khả năng trao đổi cation(CEC, me/100g): CEC trong các mẫu đất đều đạt mức trung bình (12,02-13,8 me/100g). Chỉ tiêu này phản ánh sự trao đổi cation trong đất và phụ thuộc nhiều vào hàm lượng các cation và môi trường đất. Nếu môi trường đất thuận lợi thì quá trình trao đổi cation diễn ra mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng khoáng, nhất là Ca 2+, Mg 2+ tăng lên, cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Biện pháp cải thiện: Bón bổ sung phân bón có chứa Ca và Mg cho cà phê thông qua sử dụng phân bón ĐẦU TRÂU CÂN BẰNG ĐẤT hoặc ĐẦU TRÂU BIO CANXI có thể cải thiện các chỉ tiêu này tốt hơn.
* Các yếu tố vi lượng
Các yếu tố vi lượng như đồng (Cu) và kẽm (Zn) trong đất đều vượt ngưỡng 0,5 ppm, như vậy theo thang đánh giá đất của Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa thì 2 yếu tố này trong đất đang ở mức cao. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của cây cà phê và khả năng giữ chặt của đất và dạng phân vi lượng mà lượng bón khác nhau.
Biện pháp cải thiện: Bằng các thí nghiệm diện hẹp, thử nghiệm diện rộng và kết quả tổng kết các mô hình ngoài sản xuất nhiều năm, Công ty đã nghiên cứu ra một công thức vi lượng riêng cho cây cà phê giai đoạn kinh doanh, có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu của cây trên một số loại đất chính vùng Tây Nguyên. Công thức vi lượng này đã được cân đối trong bộ phân bón chuyên dùng cho cà phê là ĐẦU TRÂU NPK 20-5-6 +TE, ĐẦU TRÂU TĂNG TRƯỞNG (NPK 19-12-6 + TE) và ĐẦU TRÂU CHẮC HẠT (NPK 16-6-19 + TE).
Bảng 3. Thành phần cơ giới 3 cấp trong vườn cà phê
Thành phần cấp hạt (%)
Đắk Lắk
Gia Lai
Kon Tum
Đắk Nông
Lâm Đồng
Sét
63.54
53.87
31.86
52.02
57.58
Thịt
26.85
27.86
14.93
33.03
29.24
Cát
9.61
18.27
53.22
14.95
13.17
Tổng cộng
100
100
100
100
100
Nguồn: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, 2023
Từ kết quả bảng 3 cho thấy:
Thành phần cơ giới đất(%): Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thành phần cơ giới của 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Lâm Đồng có thành phần cấp hạt tương tự gần giống nhau, riêng tỉnh Kon Tum hàm lượng cấp hạt cát cao, sét và thịt thấp. Sự khác biệt về thành phần và tỷ lệ của các cấp hạt cát thịt sét trong đất đều có ảnh hưởng đến chế độ khí, chế độ nước, khả năng trao đổi khí và nước trong đất, khả năng giữ nước giữ phân, khả năng hấp thụ trao đổi các dinh dưỡng khoáng trong đất cũng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến tính chịu hạn của cây, chế độ bón phân cho từng loại đất cũng khác nhau.
Biện pháp cải thiện: Với thành phần cơ giới nhẹ (cát nhiều) của tỉnh Kon Tum cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh có chức năng giữ ẩm cho đất như Bacillus megaterium (giữ ẩm đất), Bacillus velezensis (khuẩn nội sinh). Loại phân bón này vừa có tác dụng cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất đồng thời có tác dụng cải tạo đất.
Ngoài ra, cần trồng cây phủ đất cho vườn cà phê (như lạc dại, giữ thảm cỏ...) để giảm rửa trôi đất và dinh dưỡng, giảm nước tưới cho nông dân. Với đất của 4 tỉnh còn lại, ngoài việc trồng cây phủ đất để giảm nước tưới cho mùa khô, việc cung cấp bổ sung chất hữu cơ, phân bón có Canxi, Magie vào đất là việc làm cần thiết để duy trì và nâng cao sức khỏe đất.
Bảng 4. Các yếu tố hạn chế trong đất vườn cà phê
Chỉ tiêu
Đắk Lắk
Gia Lai
Kon Tum
Đắk Nông
Lâm Đồng
pH KCL
3.88
4.18
3.67
4.04
4.06
Biến động
3.05-5.26
3.23-5.41
3.07-4.34
3.18-5.15
3.29-5.21
S ts (%)
0.09
0.09
0.09
0.09
0.09
Biến động
0.08-0.14
0.07-0.12
0.07-0.11
0.07-0.12
0.06-0.12
S dt (mg/100g)
4.36
4.72
4.67
4.47
5.73
Biến động
2.3-6.2
3-6.2
3.2-6.8
3.0-5.9
3.5-8
Ca2+ (me/100g)
1.91
0.87
0.48
0.98
1.21
Biến động
0.21-6.51
0.13-5.85
0.18-1.52
0.16-3.02
0.15-3.61
Mg2+ (me/100g)
0.81
0.48
0.28
0.54
0.68
Biến động
0.14-2.31
0.1-2.45
0.1-0.65
0.11-1.81
0.11-2.25
B (ppm)
0.28
0.36
0.36
0.36
0.37
Biến động
0.19-0.37
0.32-0.42
0.33-0.41
0.27-0.45
0.31-0.45
Al3+ (me/100g)
0.38
0.46
0.44
0.46
0.48
Biến động
0.22-0.51
0.37-0.53
0.37-0.55
0.41-0.52
0.39-0.57
Nguồn: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, 2023
Từ kết quả bảng 4 cho thấy:
* pH KCL: Đất vườn cà phê của cả 5 tỉnh thuộc loại chua đến rất chua, đạt trung bình từ 3,67 đến 4,18 và phần lớn nằm dưới ngưỡng chua. Nguyên nhân do quá trình rửa trôi các chất kiềm như Ca, Mg, thiếu chất hữu cơ do tập quán nông dân ít sử dụng phân bón hữu cơ bón cho cà phê và song song đó là quá trình tích lũy tương đối sắt nhôm làm cho đất chua thêm.
Để cải thiện pH, cần bón bổ sung phân bón trung lượng có tính kiềm như vôi, dolomit... Tuy nhiên, một giải pháp đầy đủ và đơn giản hơn cho nông dân là sử dụng phân bón ĐẦU TRÂU CÂN BẰNG ĐẤT. Đây là loại phân được sản xuất nhằm mục đích nâng cao pH đất, cố định một số ion di động gây hại cho rễ như Fe2+Al3+ và Mn2+, nhất là vào đầu mùa mưa.
* Lưu huỳnh tổng số (S ts,%) và lưu huỳnh dễ tiêu (mg/100g): Lưu huỳnh trong phần lớn mẫu đất là ở mức nghèo đến trung bình, dao động ở các tỉnh từ 4,33-4,6 mg/100g, mức biến động ở các tỉnh không lớn. Do thâm canh tăng năng suất, nông dân bón nhiều các loại phân đơn như SA, super lân hay lân nung chảy trong thời gian dài, nhờ vậy lượng lưu huỳnh trong đất tăng lên rất cao.
Kết quả phân tích 12 trong số 76 mẫu đất ngẫu nhiên của các vùng trồng cà phê Tây Nguyên (Tôn Nữ Tuấn Nam và Phạm Anh Cường, 2012) cho thấy hàm lượng S dễ tiêu bình quân là 110,75mg, mẫu cao nhất đạt 234 mg, thấp nhất đạt 24mg (trong khi nhu cầu S dễ tiêu cho cà phê khoảng 30-35mg/100g đất là đủ).
Những năm gần đây, nông dân chuyển sang sử dụng phân NPK ngày càng nhiều, S đưa vào đất thông qua con đường phân bón cũng ít hơn. Do vậy, kết quả phân tích 112 mẫu đất trồng cà phê của 5 tỉnh, năm 2024 cho thấy hàm lượng lưu huỳnh trong đất đã giảm xuống dưới ngưỡng cần thiết cho cà phê.
Biện pháp cải thiện: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền căn cứ trên kết quả nghiên cứu đã sản xuất phân bón chuyên dùng cho cà phê, trong đó luôn luôn đảm bảo nhu cầu lưu huỳnh cần thiết như ĐẦU TRÂU NPK 20-6-6 + 9S +TE, ĐẦU TRÂU NPK 18-16-6 + 8 S + E, ĐẦU TRÂU NPK 19-12-6 + 8S+TE…
* Ca và Mg trao đổi (me/100g): Trong 112 mẫu đất, 2 chỉ tiêu này đều rất nghèo, cần được chú ý cung cấp cho đất nhiều hơn. Vì vậy, các loại phân ĐẦU TRÂU CÂN BẰNG ĐẤT, ĐẦU TRÂU BIO CANXI + vi sinh vật, hữu cơ vi sinh vật cần được ứng dụng nhiều hơn cho cà phê ở Tây Nguyên và rất phù hợp. Bên cạnh đó, cần trồng cây phủ đất hạn chế rửa trôi các nguyên tố kiềm của đất.
* Nhôm di động (Al+3, me/100g): Trong các mẫu đất đều thấp, an toàn cho cà phê.
Một số lưu ý nông dân trong canh tác cà phê ở vùng Tây Nguyên:
Từ kết quả phân tích 112 mẫu đất tầng 0-30cm trong vùng rễ cây cà phê nói trên cho thấy đất Tây Nguyên phần lớn là chua, nghèo Canxi, Magie, lưu huỳnh và Bo. Đây là các yếu tố hạn chế có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây cà phê và chất lượng đất cần phải khắc phục thông qua nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác, trong đó biện pháp phân bón cần được chú trọng hơn.
Bà con nông dân nên tìm hiểu và sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho cà phê do Hội đồng Khoa học Công ty nghiên cứu và sản xuất phù hợp với đất vùng Tây Nguyên và nhu cầu của cây cà phê. Thực tế qua nhiều năm cho thấy phân bón chuyên dùng cho cà phê luôn được bà con nông dân tin dùng vì cho năng suất cao, ít sâu bệnh và hiệu quả kinh tế cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.