• Chuyến đi công tác Lạng Sơn vào tháng 2 năm 1979 có cả hai vợ chồng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Nhưng không phải ai cũng biết, lúc đầu Lưu Quang Vũ từng bảo vợ ở nhà nên Xuân Quỳnh đã phải đến tận cơ quan của chồng xin đi theo đoàn công tác để thực tế sáng tác.
  • Cầu Bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng) bắc qua dòng suối trong xanh chảy từ xã Đại Tiến ra sông Bằng. Tháng hai là mùa ít nước, lòng suối lộ rõ những phiến đá lởm chởm. Bên kia cầu là xóm Bản Sẩy đang thay đổi từng ngày, hối hả theo nhịp đô thị hóa. Ít ai biết rằng, 40 năm trước nơi đây diễn ra trận đánh oanh liệt tiêu diệt đoàn xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc.
  • Trở về Hà Nội sau chuyến công tác Lạng Sơn đúng thời điểm diễn ra cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, Lưu Quang Vũ bị ám ảnh khôn nguôi khung cảnh thị xã nhỏ bé, xinh xắn với con sông Kỳ Cùng thơ mộng nay bị tàn phá tiêu điều, bị băm nát bởi đạn pháo của kẻ thù. Buổi đêm anh chong đèn ngồi làm việc, hàng loạt sáng tác lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu quả cảm của quân dân ta được ra đời và "Viết ở Lạng Sơn" là một trong số đó.
  • Ngày 17.2.1979, một đơn vị của quân xâm lược bành trướng Trung Quốc thọc sâu vào biên giới Việt Nam tại khu vực huyện Hòa An (Cao Bằng). Nhưng bất ngờ chúng đụng phải một đơn vị nữ có nhiệm vụ canh giữ kho quân khí và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ đến từ những người phụ nữ Việt Nam bất khuất, anh hùng.
  • Tháng 2.1979, khi quân xâm lược Trung Quốc tràn đến, hai chị em Lê Thị Bẩy (9 tuổi), Lê Thị Bay (7 tuổi) xóm 3, xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng theo cha mẹ chạy giặc nhưng bị lạc. Hai đứa trẻ đó đã phải sống qua bao ngày đói khổ, côi cút và sợ hãi trong rừng.