Trong bộ truyện tranh nổi tiếng Tsubasa, Cerezo Osaka chính là CLB mà nhân vật Teppei Kisugi đầu quân và trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Linh vật của Cerezo Osaka là chú sói Lobby - một chú sói quý tộc và can đảm.
Cái tên Cerezo trong tiếng Tây Ban Nha là Cây hoa anh đào. Đây cũng là loại hoa phổ biến tại thành phố Osaka. Cũng vì thế mà màu áo chính mà Cerezo Osaka sử dụng là màu hồng, màu đặc trưng của hoa anh đào.
2. Từng là bệ phóng cho Kagawa, Minamino
Cerezo Osaka là nơi làm bệ phóng cho nhiều ngôi sao của bóng đá Nhật Bản. Tiền vệ Shinji Kawaga đã có 4 năm thi đấu tại đây, ghi 57 bàn trong 127 trận ra sân. Kagawa đến với Cerezo năm 17 tuổi và sự phát triển vượt bậc trước khi thành danh cùng Dortmund, Man United.
Takumi Minamino (sinh năm 1995) là sản phẩm thành công khác của đội bóng Nhật Bản. Được Cerezo Osaka đào tạo từ khi còn là một cậu bé từ năm 2007 đến 2012, sau 2 năm thi đấu cho đội một, tiền đạo này chuyển sang khoác áo Red Bull Salzburg (Áo) và sau đó là Liverpool (Anh). Minamino đã vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2019/20, chưa kể 10 danh hiệu khác tại Áo.
3. Từng đối đầu với U23 Việt Nam
Năm 2015, U23 Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura có trận giao hữu với Cerezo Osaka tại sân Hàng Đẫy. Đó cũng là màn cọ xát quan trọng trước khi HLV Miura chốt đội hình để cùng U23 Việt Nam lần đầu dự VCK U23 châu Á trong lịch sử.
Đội khách Cerezo Osaka nhập cuộc tốt hơn với bàn thắng của Kakeru Funaki sau một tình huống dàn xếp đẹp mắt ở ngay trước vòng cấm của U23 Việt Nam. Nhưng chỉ ít phút sau đó, các cầu thủ áo đỏ có câu trả lời với pha đánh đầu mạnh mẽ của Mạnh Hùng từ quả đá phạt của Công Phượng, quân bình tỷ số trận đấu.
Sang hiệp 2, từ một pha phối hợp nhịp nhàng và đẹp mắt, bóng được Yonezawa nhả ngược lại cho Sakamoto của Cerezo Osaka băng lên vẩy má ngoài điệu nghệ hạ gục Văn Tiến.
Nhưng cũng một lần nữa, đội chủ nhà tìm được bàn gỡ ngay sau đó. May mắn đã mỉm cười với U23 Việt Nam khi thủ thành Inoue bắt bóng không dính, tạo điều kiện cho Văn Toàn ập vào dứt điểm cận thành gỡ hoà chung cuộc 2-2.
4. Cái bóng của hàng xóm kình địch
Cerezo Osaka chưa một lần vô địch J.League. Họ thậm chí từng 3 lần xuống hạng J.League 2 vào các năm 2002, 2007 và 2015. Năm 2017 vẫn là năm thành công nhất đối với Cerezo Osaka trong lịch sử khi vô địch Cúp Hoàng đế, vô địch Cúp Quốc gia và đứng hạng 3 J.League chung cuộc.
Với thành tích khiêm tốn đó, Cerezo Osaka bị xem như cái bóng của đội bóng cùng thành phố là Gamba Osaka. Đội bóng này từng 2 lần vô địch J.League trong lịch sử.
Bản thân Cerezo Osaka có 33 cầu thủ với 6 ngoại binh. Đội bóng này có độ tuổi trung bình cầu thủ là 26. Điều đặc biệt là Cerezo Osaka hiện không có cầu thủ nào thuộc ĐTQG Nhật Bản.
Trong quá khứ, Cerezo Osaka từng chiêu mộ một ngoại binh tên tuổi là Diego Forlan, cựu tiền đạo của M.U và Villarreal. Diego Forlan có 2 mùa chơi bóng cho với Cerezo Osaka từ năm 2014-2015 sau khi chia tay Internacional. Tại đây, cựu sao MU ghi tổng cộng 19 bàn thắng và có 5 pha kiến tạo sau 45 lần ra sân cho đội bóng Nhật Bản.
5. Biến Đặng Văn Lâm trở thành hợp đồng lịch sử
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, chưa có cầu thủ nào chơi ở J.League 1. Công Vinh, Công Phượng, Tuấn Anh đều chỉ chơi ở J.League 2 trong màu áo Consadole Sapporo, Mito Hollyhock và Yokohama FC.
Vì vậy, Văn Lâm là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở J.League 1. Bóng đá Việt Nam cũng vì thế đỡ bị lép vế hơn bóng đá Thái Lan, quốc gia đã có những đại diện như Chanathip Songakrasin, Theerathon Bunmathan đang chơi bóng và thành công tại J.League 1.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.