NATO cho biết các hoạt động của Nga ở khu vực Bắc Đại Tây Dương ngày càng phức tạp và trong bối cảnh đó, việc gia tăng số lượng vũ khí quân sự và nâng cấp cách thức tổ chức, chiến đấu là một nhiệm vụ bức thiết trước một Moscow đang trỗi dậy mạnh mẽ.
5 loại vũ khí sau đây được cấp cho các nước thành viên NATO sẽ là “quả đấm thép” khiến Nga thực sự phải chú ý. Với khả năng tấn công siêu việt cùng những kĩ thuật tiên tiến nhất, tàu ngầm, xe tăng hay máy bay chiến đấu của NATO sẽ là bài toán khó thách thức Nga trong thời gian tới.
Tàu ngầm lớp Virginia
Trong khi Nga vẫn đầu tư vào tàu ngầm mới, Hải quân Mỹ với hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia vẫn thống trị Đại Tây Dương. Hạm đội tàu ngầm này sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố “sẽ đầu tư ngân sách 8,1 tỉ USD trong năm 2017 và hơn 40 tỉ USD trong 5 năm tiếp theo” để giúp Mỹ xây dựng đội tàu ngầm nguy hiểm nhất hành tinh. “Không chỉ mua 9 tàu ngầm tấn công tiên tiến lớp Virginia, tàu ngầm sẽ được tăng tải trọng, mở rộng gấp 3 khoang chứa, nâng tổng số tên lửa Tomahawk trên tàu từ con số 12 lên 40”.
Máy bay chiến đấu F-35
Mặc dù máy bay chiến đấu F-35 có nhiều nhược điểm và phải còn lâu mới tham gia vào biên chế, tuy nhiên đây vẫn là thứ vũ khí khiến quân đội Nga phải e dè.
Sức mạnh của F-35 nằm ở khả năng tàng hình và cảm biến, cho phép nó thâm nhập những vùng tấn công vượt quá phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu truyền thống, đồng thời thu thập tin tức tình báo gửi về căn cứ. F-35 sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử cực mạnh chưa từng xuất hiện trên bất kì máy bay nào của quân đội Mỹ.
Máy bay ném bom tầm xa
Nga vẫn rất mạnh về hệ thống phòng thủ tên lửa – nhất là khi nước này đang phát triển radar tần số ngắn để phát hiện các máy bay tàng hình thì câu trả lời của NATO chắc chắn phải là máy bay ném bom tầm xa. Mẫu máy bay hiện đại này đang được nghiên cứu phát triển và trong tương lai gần nó sẽ là con át chủ bài, đủ sức tấn công trực diện vào nước Nga.
Chương trình phát triển máy bay ném bom tầm xa vẫn là một bí mật và bị nhiều người dân phản đối, tuy nhiên đây là điều không thể đảo ngược. Máy bay ném bom tầm xa phải đủ khả năng thâm nhập vào lưới lửa phòng không dày đặc nhất mà vẫn an toàn. Điều này đồng nghĩa thiết kế cánh máy bay sẽ phải thay đổi, đồng thời hệ thống tác chiến điện tử, liên lạc cũng phải đủ sức “đánh lừa” những radar tần số ngắn.
Xe tăng Leopard 2
Xe tăng Leopard 2A7 là mẫu thiết kế mới nhất của quân đội Đức và chắc chắn là xương sống của NATO. Dù tham chiến từ năm 1979 nhưng qua thời gian, xe tăng Leopard 2 đã được cải tiến rất nhiều, với pháo L55 kích thước dài hơn cho hiệu quả vượt trội. Một nhược điểm của xe tăng Đức được chính nước này thừa nhận là nó không trang bị đạn tăng làm từ uranium nghèo, đồng nghĩa Berlin phải tìm nguyên liệu khác thay thế.
Đức chế tạo đạn tăng từ tungsten để thay thế và dĩ nhiên khả năng của nó sẽ kém hơn nhiều so với đạn tăng từ uranium nghèo dùng cho xe tăng M829A3 của Mỹ. Hiện nhiều chuyên gia quân sự Đức nghi ngờ khả năng đạn tăng Leopard 2 có thể khoan thủng lớp giáp đời mới của xe tăng Nga, với các mẫu như T-90, T-90 và gần đây nhất là siêu tăng T-14 Armata.
Trực thăng chiến đấu AH-64E Apache
Trực thăng chiến đấu Apache được đưa vào sử dụng từ năm 1986 và đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Kể từ đó, Apache trải qua rất nhiều đợt nâng cấp, cải tiến với cảm biến được thay đổi và vũ khí hiện đại hơn. Mỗi chiếc Apache chở được 16 tên lửa chống tăng Hellfire, đủ sức cho một dàn tăng của kẻ thù trở thành tro bụi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.