Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được Mỹ sử dụng để tiêu diệt tướng Iran.
Iran kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 coi Mỹ là kẻ thù số 1. Hai nước tiếp tục duy trì căng thẳng đến tận ngày nay, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Hôm 3.1, ông Trump ra lệnh không kích sát hại tướng cấp cao Iran Qasem Soleimani. Đến ngày 8.1, Iran đáp trả bằng cách nã hàng chục tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq. Mặc dù phát ngôn của hai bên sau đó đều tỏ ra kiềm chế và muốn xuống thang, nhưng khả năng chiến tranh vẫn có thể xảy ra nếu căng thẳng và mâu thuẫn giữa hai bên không được giải quyết. Thậm chí, lãnh đạo lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran còn tuyên bố sẽ tiếp tục tung những đòn trả thù khốc liệt hơn.
Dưới đây là 5 vũ khí ông Trump có thể dùng để chiếm ưu thế trước Iran nếu như hai nước xảy ra xung đột, theo National Interest.
Tiêm kích “chim ăn thịt” F-22 Raptor
F-22 Raptor là tiêm kích đáng gờm nhất của không quân Mỹ.
Khi chiến đấu cơ Iran bắt đầu nhắm đến máy bay không người lái (UAV) Mỹ vào năm 2013, Washington coi việc huy động phi đội hỗ trợ UAV là ưu tiên hàng đầu.
Tiêm kích tàng hình tối tân F-22 Raptor của Mỹ phù hợp cho sứ mệnh này nhất vì đây là mẫu tiêm kích chuyên dùng để tiêu diệt máy bay đối phương.
F-22 sở hữu những tính năng ưu việt đến mức một Tư lệnh Không quân Mỹ từng nói: “Phi công lái F-22 có thể dễ dàng áp sát, bay ngay dưới bụng tiêm kích F-4 của Iran mà phi công không hề hay biết. Chiếc F-22 sau đó chỉ cần tạo góc nghiêng phóng tên lửa là đã đưa phi công Iran ‘về nhà một cách nhanh nhất’”.
Trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Iran, mẫu tiêm kích F-22 sẽ giúp Mỹ khóa chặt bầu trời Iran. F-22 sau đó có thể mở rộng sang sứ mệnh tấn công mặt đất, nhắm đến hệ thống radar, trinh sát và thu thập thông tin tình báo của Iran.
Oanh tạc cơ tàng hình B-2
Oanh tạc cơ tàng hình B-2 rất phù hợp cho các sứ mệnh dội bom Iran.
Iran đã khôi phục toàn diện chương trình hạt nhân và đó là mối đe dọa mà các đời Tổng thống Mỹ luôn cảnh giác. Đó là cơ sở để ông Trump dùng đến những oanh tạc cơ B-2 tối tân nhất.
Lợi thế lớn nhất của Iran là địa hình. Quốc gia này lớn gấp 3 lần Iraq, có diện tích tương đương Tây Âu. Đa số các cơ sở hạt nhân Iran được chôn sâu dưới lòng đất. Một số khác như nhà máy làm giàu uranium Fordow nằm ở gần thành phố chiến lược Qom.
Oanh tạc cơ B-2 sẽ phù hợp cho nhiệm vụ hủy diệt cơ sở hạt nhân của Iran nhất vì có khả năng tàng hình ưu việt, mang theo bom hạng nặng nhưng vẫn đảm bảo khả năng tấn công chính xác.
Nhà sản xuất Northrop Grumman mô tả về B-2: “Đó là oanh tạc cơ chiến lược tầm xa ưu việt nhất trên thế giới. Nó không chỉ xuyên phá được hàng rào phòng không của đối phương, mà còn có tầm hoạt động đáng kể, lên tới 18.750km chỉ cần một lần tiếp nhiên liệu trên không”.
Northrop mô tả mỗi chiếc B-2 “có thể mang theo 20 tấn bom thông thường hoặc bom hạt nhân và hoạt động tác chiến được ở mọi điều kiện thời tiết”.
Siêu bom GBU-57A/B
Siêu bom GBU-57 nặng tới 14 tấn, chỉ oanh tạc cơ B-2 mới có thể mang theo được.
Oanh tạc cơ B-2 đáng gờm đối với các cơ sở hạt nhân Iran cũng là vì một lý do khác. Đó là máy bay duy nhất hiện nay mang theo được siêu bom GBU-57A/B.
GBU-57 là loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài 6,1 m và khối lượng khoảng 14 tấn.
Bom GBU-57 chứa 2,5 tấn thuốc nổ và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS). Khi lao xuống, GBU-57 sẽ xuyên qua các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng.
Siêu bom GBU-57 sẽ là vũ khí phù hợp nhất để vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân Iran nằm sâu bên trong núi.
GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường, 8m qua bê tông cường lực và 40m qua lớp đá cứng, qua đó chạm đến những mục tiêu “khó nhằn” nhất nằm sâu dưới lòng đất.
Xe chiến đấu đổ bộ
Xe chiến đấu đổ bộ ACV 1.1 vừa có khả năng lội nước, vừa tác chiến hiệu quả trên bờ.
Bên cạnh chương trình hạt nhân, Iran còn đe dọa Mỹ bằng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD). Khác với Trung Quốc, Iran không có nhiều vũ khí phức tạp như tên lửa dẫn đường uy lực.
Để bù đắp khoảng trống, Iran cần tận dụng tối đa ưu thế về địa hình. Iran sở hữu đường bờ biển dài tới 2.100km ở eo biển Hormuz. Bờ biển dài giúp Iran dễ dàng tung ra những đòn tấn công chớp nhoáng vào các tàu thuyền đi qua khu vực rồi quay về bờ ẩn nấp.
Trong kịch bản xung đột quân sự, Iran chắc chắn sẽ tìm cách phong tỏa eo biển Hormuz. Đó là lúc Mỹ cần phải kiểm soát vùng bờ biển dài của Iran, bao gồm 3 hòn đảo chiến lược. Đó là đảo Abu Musa, đảo Tunb lớn và Tunb nhỏ.
Để làm được điều này, Mỹ cần đến chiến dịch đổ bộ quy mô lớn, bằng các xe chiến đấu lội nước ACV. Phương tiện vũ khí chuyên dụng này có thể chở theo 17 lính thủy đánh bộ, đổ bộ lên bờ biển đối phương với khả năng chống hỏa lực trực tiếp, gián tiếp cũng như mối đe dọa từ thiết bị nổ (IED).
Mẫu xe chiến đấu ACV 1.1 đang được quân đội Mỹ sử dụng có thể mang pháo tự động có cỡ nòng 30mm. Xe được bọc giáp toàn bộ xe, nặng khoảng hơn 20 tấn nhưng vẫn đảm bảo khả năng lội nước ở vận tốc 9 km/giờ.
Xe chiến đấu ACV 1.1 còn có khả năng tự chuyển đổi từ chế độ hoạt động trên mặt đất sang trên mặt nước và ngược lại tùy thuộc địa hình xung quanh. Đây rõ ràng là thông tin không mấy sáng sủa đối với Iran, theo National Interest.
Vũ khí laser
Quân đội Mỹ hiện vẫn đang hoàn thiện vũ khí laser trang bị trên tàu chiến.
Vũ khí laser hiện vẫn đang được quân đội nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu. Nhưng vũ khí này tỏ ra rất phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu khó nhắm bắn bằng vũ khí thông thường, bao gồm các xuồng cao tốc của Iran.
Vũ khí laser có thể dễ dàng đánh bại chiến lược sử dụng vũ khí rẻ tiền nhưng với số lượng lớn của Iran. Với đơn giá khoảng 1 USD cho mỗi lần khai hỏa, vũ khí laser vừa có thể vô hiệu hóa xuồng cao tốc Iran, vừa tiết kiệm hơn sử dụng tên lửa tốn kém.
Một lý do khác khiến vũ khí laser trở nên ưu việt là vì cơ số đạn gần như không giới hạn. Miễn là tàu chiến Mỹ duy trì lượng điện năng ổn định, vũ khí laser có thể sử dụng bao nhiêu lần tùy ý, theo National Interest.
Dĩ nhiên, vũ khí laser vẫn còn một số nhược điểm, bao gồm cần điều kiện thời tiết lý tưởng và vẫn còn khá cồng kềnh khi trang bị trên tàu chiến. Đó sẽ là những vấn đề quân đội Mỹ cần khắc phục trong tương lai.
Các quan chức của Iran đã thề sẽ trả thù việc Mỹ sát hại một trong những tướng lĩnh hàng đầu của nước này. Muốn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.