Bạn đọc hỏi về cán bộ, công chức, viên chức tài nguyên môi trường phải luân chuyển công tác năm 2024
Theo tôi được biết, nhiều ngành nghề như Quốc phòng, Công an, giáo dục, thanh tra, nông nghiệp đều có chỉ tiêu luân chuyển công tác.
Tôi muốn hỏi, cán bộ, công chức viên chức tài nguyên môi trường phải chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 gồm những ai?
Bạn đọc Phạm Thị Linh (Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) hỏi.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết: Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định định kỳ từ 2 - 5 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được luân chuyển công tác.
8 vị trí cán bộ, công chức, viên chức tài nguyên môi trường xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 được thực hiện theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP và Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
8 vị trí cán bộ, công chức, viên chức tài nguyên môi trường xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
2. Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
3. Cấp giấy phép xử lý, vận chuyển chất thải nguy hại.
4. Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
5. Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
6. Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
7. Bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất; giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng đền bù, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
8. Xử lý vi phạm về môi trường.
Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BTNMT, cũng nêu loạt đối tượng phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại chính quyền địa phương bao gồm:
Cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc sau:
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản.
3. Cấp, cấp đổi, cấp điều chỉnh và cấp lại giấy phép môi trường có nội dung về xả nước thải, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất thải rắn theo quy định; thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
4. Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
5. Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng bồi thường, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
7. Xử lý vi phạm về môi trường.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.