9 vị vua trị vì “chớp nhoáng” trong sử Việt
9 vị vua trị vì “chớp nhoáng” trong sử Việt
Thứ năm, ngày 02/07/2020 14:34 PM (GMT+7)
Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng... là những vị vua trị vì chỉ vài năm trong lịch sử các đời vua của Việt Nam. Họ sớm rời ngôi vị vì những lý do khác nhau.
1. Mai Hắc Đế: Mai Hắc Đế (670-722) tên thật là Mai Thúc Loan có tài diệt hổ. Năm 722, dưới ách cai trị hà khắc của nhà Đường, ông đã tập hợp những hào kiệt trong vùng Nam Đàn, Nghệ An khởi nghĩa và giành thắng lợi, xưng đế xây dựng nhà nước. Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà Đường sai các tướng tài là Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sang đàn áp. Sau nhiều trận kịch chiến, Mai Hắc Đế thất thủ và mất sau đó. Ông trị vì đất nước được 1 năm.
2. Ngô Vương Quyền: Ngô Quyền (8970-944) sinh tại Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội ngày nay. Mùa Đông năm 938, ông dẫn đại quân từ Thanh Hóa ra Đại La (Hà Nội) tiêu diệt phản tặc Kiều Công Tiễn và dàn trận đánh tan đại quân nhà Nam Hán do Thái tử Hoàng Tháo chỉ huy. Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô và trị vì 5 năm (939-944).
3. Lý Chiêu Hoàng: Lý Chiêu Hoàng (1218-1278) còn có tên là Chiêu Thánh công chúa, Phật Kim. Bà lên ngôi thay vua Lý Huệ Tông vào năm 1224 và là vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Năm 1226, Trần Thủ Độ đã khéo léo sắp xếp để nhà vua kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi lập ra vương triều Trần. Lý Chiêu Hoàng trị vì đất nước 2 năm (1224-1225).
4. Lê Nghi Dân: Lê Nghi Dân (1439-1460), có tên khác là Lệ Đức Hầu hay Lạng Sơn Vương. Sinh thời, ông là con trưởng, được lập làm Hoàng thái tử, sau bị phế xuống làm vương vì mẹ thất sủng. Về sau ông làm chính biết, lật đổ em trai là Lê Bang Cơ xưng vua, tuy nhiên sau đó bị các đại thần cho là phản nghịch và phế truất. Ông trị vì từ tháng 10/1459 đến tháng 6/1660.
5. Lê Túc Tông: Lê Túc Tông (1488-1505), tên thật là Lê Thuần. Ông được biết đến là người thông minh, hiếu học nên sớm được chọn làm Hoàng thái tử. Ông được đánh giá là người hiền, thích điều thiện và giỏi cơ nghiệp, từng cầm quân dẹp quân nổi loại ở Cao Bằng thắng lợi. Ông trị vì từ tháng 7/1504 đến tháng 1/1505.
6. Lê Uy Mục: Lê Uy Mục (1488-1509), còn có tên khác là Mẫn Lệ Công được lịch sử xem là vị vua tàn bạo và hoang dâm nổi tiếng, người đương thời còn gọi ông là Quỷ vương. Sau khi bị em họ là Lê Oanh cùng các đại thần khởi nghĩa lật đổ, Lê Uy Mục đã uống thuốc độc tự tử, xác bị đem đi nhét vào súng thần công rồi đem bắn. Ông trị vì đất nước 5 năm (1505-1509).
7. Lê Cung Hoàng: Lê Cung Hoàng (1507-1527), là hoàng đế cuối cùng của nhà Lê sơ. Ông được lịch sử biết đến là vị vua bị Mạc Đăng Dung lấn át, không có thực quyền. Năm 1527, ông bị Phạm Kim Bảng giết chết theo lệnh của Mạc Đăng Dung. Lê Cung Hoàng trị vì từ năm 1522 đến năm 1527.
8. Lê Gia Tông: Lê Gia Tông (1661-1675) còn có tên húy là Lê Duy Cối, vua thứ 9 của nhà Lê Trung Hưng, con thứ của vua Thần Tông. Ông lên ngôi thay anh trai Lê Huyền Tông qua đời năm 11 tuổi. Lê Gia Tông là người có diện mạo khôi ngô, thân hình vạm vỡ, tính cách khoan hòa, độ lượng. Ông trị vì được 4 năm (1672-1675) rồi mất.
9. Lê Ý Tông: Lê Ý Tông (1719-1759) còn có tên khác là Lê Duy Thuần. Mặc dù là con thứ, song ông được chúa Trịnh Giang đưa lên làm vua, vượt qua người con trai của vua Lê Thuần Tông khi đó 19 tuổi là Thái tử có đủ tài đức. Sự việc “em vua thay Thái tử” được các đại thần và nhân dân bàn tán. Khi biết được sự thật, Lê Ý Tông đã trả lại ngôi vàng cho cháu, lui về làm Thái Thượng hoàng. Ông trị vì đất nước được 5 năm, từ năm 1735 đến 1740.
Đan Linh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.