Và ít ai biết, từ năm 1993, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã có thỏa thuận với thời hạn 20 năm (1993-2013) với World Sport Group (WSG). Theo đó ,WSG sẽ là đối tác độc quyền thương mại (exclusive commercial partner) đối với những giải bóng đá do AFC tổ chức.
Tháng 11.2009, WSG ký tiếp một (01) thỏa thuận có thời hạn từ 2013 đến 2020 với AFC. Theo đó, WSG độc quyền tiếp thị và kinh doanh toàn bộ các giải đấu do AFC tổ chức trong đó có giải AFC ASIAN Cup năm 2015 và 2019, AFC Champions League, vòng loại ASIAN FIFA World Cup 2014 và 2018, và vòng loại Olympic châu Á năm 2016 và 2020 (thông tin theo nguồn trang web AFC).
Ở góc độ đó, việc VFF và AVG ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm không có gì “sốc”. Các quan chức VFF, AVG đã nhiều lần khẳng định hợp đồng đó không có gì sai, hoàn toàn đúng với pháp luật Việt Nam.
Và không lẽ, việc AFC ký hợp đồng có thời hạn kéo dài tổng cộng là 27 năm với WSG cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bóng đá châu Á, như lý lẽ của các quan chức VPF đối với vấn đề bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG?
Về vấn đề này, ông Hoàng Vĩnh Giang-Phó Chủ tịch kiêm TTK UB Olympic Việt Nam đã khẳng định: “Việc ký 20 năm, theo tôi, không nên “quá khắt khe” vì đó là quyền mà Liên đoàn Bóng đá quốc gia sở hữu được phép làm.
Tại Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á mà tôi được cử tham gia cũng đang xây dựng một tiểu ban tài chính, marketing liên thông qua nhiều SEA Games nhằm mục đích khuyến khích những nhà tài trợ đầu tư dài hơi qua các kỳ SEA Games. Quan niệm một nhiệm kỳ 3-4 năm thì không có quyền ký đến 10 năm, 20 năm theo tôi là chưa phù hợp”.
Tuệ Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.