Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288?

Nguyễn Thanh Thứ sáu, ngày 27/08/2021 19:31 PM (GMT+7)
Theo sử sách, đây là vị tướng được Hưng Đạo Vương giao nhiệm vụ cắm cọc xuống sông Bạch Đằng, tiêu diệt quân Nguyên năm 1288.
Bình luận 0
Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 1.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau 2 lần bị nhà Trần đánh tan (1258, 1285), năm 1287, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt cử con trai Thoát Hoan một lần nữa mang quân tái xâm lược nước ta. Giống 2 lần trước, đạo quân xâm lược của địch tiếp tục bị quân dân nhà Trần, do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh bại ở trận quyết định tại sông Bạch Đằng năm 1288.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 2.

Đoán được âm mưu của giặc, Hưng Đạo Vương đã sai Nguyễn Khoái dẫn quân lẻn qua đường tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, bịt sắt (một số tài liệu cho rằng cọc lần này không bịt sắt) đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đến lúc thủy triều lên thì đem thuyền ra khiêu chiến.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 3.

Theo sách “Những trận đánh lẫy lừng trong sử Việt”, sáng 9/4/1288, thủy quân giặc do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào sông Bạch Đằng. Tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến, nhử quân địch tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, đợi thủy triều xuống quay thuyền lại đánh thẳng vào đội hình địch. Viên tướng Áo Lỗ Xích của quân Nguyên bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 4.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trận chiến trên sông diễn ra ác liệt. Đích thân thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn cầm quân tham chiến.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 5.

Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ để tìm đường trốn thoát. Vừa lên tới bờ, chúng lại rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều, khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng, trước khi bị tiêu diệt. Theo Nguyên sử, trận đánh diễn ra từ sáng, kéo dài đến chiều tối mới kết thúc.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 6.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau đại thắng này, quân ta bắt hơn 400 chiến thuyền. Tướng Đỗ Hành bắt được Tích Lệ Cơ (Tích Lệ Cơ Ngọc), Ô Mã Nhi dâng lên thượng hoàng Trần Thánh Tông. Phàn Tiếp cũng bị quân ta bắt sống. Quân dân nhà Trần đã đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Nguyên. Đây được xem là trận đánh kinh động thế giới lúc bấy giờ. Đạo quân xâm lược nhà Nguyên đánh đâu thắng đó, chinh phục khắp châu Á, châu Âu, cuối cùng thảm bại dưới tay người Việt.

Ai là người cắm cọc xuống sông Bạch Đằng năm 1288? - Ảnh 7.

Đánh giá về chiến công 3 lần đánh bại Mông - Nguyên, sách "Danh tướng Việt Nam" ghi rằng: "Nếu dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu không bị vó ngựa quân Mông - Nguyên chà đạp"?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem