Trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn nhiều tướng giỏi, trong đó điển hình là năm ngũ hổ tướng gồm : Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Duyên Chước và Trương Thanh. Vậy ai mới là người mạnh nhất?
1. Đại đao Quan Thắng
Quan Thắng là một trong 36 Thiên Cang Tinh, đứng vị trí thứ 5 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn, Quan Thắng xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông, nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh. Ông thuộc dòng dõi Quan Vũ thuộc thời Thục Hán.
Quan Thắng có sức mạnh trời phú, ít người sánh kịp. Còn nhớ khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã một mình đánh tan 15 chiến xa đối địch.
Không chỉ có võ nghệ cao cường, Quan Thắng còn là người túc trí đa mưu. Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống.
Sau này, nhờ kế trá hàng của Hô Duyên Chước mà Quan Thắng mắc mưu Ngô Dụng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.
Ông là một trong những tướng sống sót trở về sau chiến dịch bình định Phương Lạp, Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.
Nhìn chung, Quan Thắng là một vị tướng trí dũng song toàn, sức khỏe hơn người, không hổ danh con cháu Quan Vũ thời trước.
2. Báo tử đầu Lâm Xung
Lâm Xung là một trong 36 Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn.
Lâm Xung là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp của ông cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần.
Lâm Xung xuất hiện từ hồi 6, là một vị quan nhân được miêu tả là :
"Đầu đội khăn xéo xanh,đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt tứ xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én,thân cao tám thước".
Cuộc Đời Lâm Xung như một tấn bi kịch. Ông từng là đô đầu của 80 vạn cấm quân, từng kinh qua trận mạc. Tuy nhiên, do gian thần lộng hành, ông bị Cao Cầu hãm hại khiến nhà tan cửa nát.
Lâm xung có thù với Cao Cầu nhưng không thể giết được hắn, kể cả có cơ hội đã chín muồi khi quân Lương Sơn phá tan lần chinh phạt thứ hai của triều đình và bắt sống Cao Cầu.
Với võ nghệ cao cường của mình, ông đã giết chết nhiều danh tướng của địch, đặc biệt là tướng Vương Dần của Phương Lạp, ngoài ra nhiều tướng của triều đình cũng trở thành bại tướng dưới tay ông.
Sau khi đánh bại Phương Lạp, huynh đệ của ông là Lỗ Trí Thâm ngồi thiền qua đời, Lâm Xung buồn bã mà bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc.
Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời. Mặc dù mưu trí của Lâm Xung không được đánh giá cao như đại đao Quan Thắng, nhưng ông vẫn là một mãnh tướng trí dũng song toàn của quân Lương Sơn.
3. Song tiên Hô Duyên Chước
Hô Duyên Chước là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 8 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn. Ông có một thứ vũ khí lợi hại, đó chính là hai cây roi sắt có chiều dài bằng cánh tay mà ông đắc ý nhất.
Khi Lương Sơn tấn công phủ Thanh Châu, ông đã dùng mưu liên hoàn mã khiến quan Lương Sơn tổn thất nặng nề, sau này nhờ kế của Từ Ninh, Lương Sơn mới đánh tan quân của Hô Duyên Chước.
Trên đường rút quân, ông bị Quách Thịnh đặt bẫy bắt sống và quy hàng Lương Sơn. Sau này, ông còn góp công khi dùng kế trá hàng để bắt được Quan Thắng, Tuyên Tán và Hác Tư Văn.
Sau khi được chiêu an, Hô Duyên Chước đã lập được rất nhiều công lao cho Lương Sơn Bạc như đẩy lui giặc Liêu, bắt sống tướng Liêu Ngột Nhan Diên Thọ, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh.
Sau đó, Hô Duyên Chước lại theo Tống Giang tiêu diệt Phương Lạp ở Giang Nam, khi trở về ông được vua phong chức Binh mã chỉ huy sứ Ngự doanh.
Về sau, quân Kim sang xâm lược nhà Tống do Ngột Truật cầm đầu truy kích vua Tống Cao Tông, Hô Duyên Chước lúc này đã ở ẩn tại huyện Hải Điểm, địa phận Bình Giang đã cứu giá, chiến đấu với Ngột Truật để bảo vệ vua Tống.
Nhưng không may, Hô Duyên Chước do tuổi cao sức yếu nên đã tử trận. Dù tuổi đã cao, nhưng sức khỏe ông không khác gì lão tướng Hoàng Trung thời Tam Quốc nên ông vẫn được xếp vào nhóm Ngũ Hổ Tướng.
4. Tích lịch hỏa Tần Minh
Ông là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ngồi ghế thứ 7 trong hàng ngũ các tướng.
Tần Minh xuất thân là Đô Thống chế ở Thanh Châu Thuỷ hử mô tả ông "người mạnh khoẻ, tính nóng như lửa, tiếng to như sấm". Biệt danh Tích Lịch Hoả cũng từ đó mà ra.
Ngoại hình và tính cách của Tần Minh có thể so sánh với Trương Phi trong Tam Quốc Chí. Tần Minh có võ công cao cường, sử dụng cây lang nha côn (gậy răng sói) muôn người khôn địch.
Khi nghe tin Hoa Vinh phản lại Lưu Cao thì Tần Minh đã nổi giận lôi đình, đem quân đến trại Thanh Phong bị đánh dẹp nhưng lại mắc mưu của Tống Giang mà bị bắt. Tống Giang biết Tần Minh là tướng tài nên đã cố thuyết phục
Ngày hôm sau khi Tần Minh quay lại Thanh Châu, ông thấy khói bốc lên nhưng lại không thấy ai và sinh nghi. Về đến cổng thành, Tần Minh ngạc nhiên khi bị quan Thanh Châu là Mộ Dung Ngạn Đạt gọi là kẻ phản loạn.
Mộ Dung Ngạn Đạt đã giết cả nhà Tần Minh, sau đó còn bắn tên để ngăn Tần Minh về thành.
Sau khi gặp Tống Giang và các thủ lĩnh khác, ông đồng ý quy thuận Lương Sơn và còn thuyết phục được Trấn Tam Sơn Hoàng Tín gia nhập.
Tần Minh vốn tính nóng nảy, luôn xung phong đánh trận đầu, song cũng nhờ đó mà lập nhiều công lao.
Sau khi chiêu an, Tần Minh cùng với nghĩa quân Lương Sơn tham gia các chiến dịch đánh Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Song không may, trong trận Thanh Khê, Tần Minh bị Phương Kiệt giết chết.
Dù vốn tính khí nóng nảy, đó là một điểm yếu khiến ông bị mắc mưu của Tống Giang khi đánh Thanh Phong hay rơi vào bẫy của Trúc Gia Trang. Tuy nhiên, Tần Minh vẫn được coi là người võ nghệ cao cường, dũng mãnh, danh tiếng lẫy lừng.
5. Một vũ tiễn Trương Thanh
Trương Thanh là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 16 trong hàng ngũ tướng Lương Sơn. Ông là võ tướng của phủ Đông Xương, có tài ném đá rất giỏi, một lúc đánh bại 14 tướng của Lương Sơn gồm:
Hác Tư Văn, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Yến Thuận, Hàn Thao, Bành Kỉ, Lưu Đường, Đổng Bình, Sách Siêu, Tuyên Tán, Lôi Hoành, Chu Đồng, Dương Chí.
Sau khi cướp được lương thảo của Lương Sơn, ông bị Ngô Dụng bày kế bắt được và quy thuận Lương Sơn.
Sau này, khi đánh Điền Hổ, Trương Thanh đã giả dạng một người khác và đột nhập vào quân Điền Hổ, rồi lấy Quỳnh Anh, cả hai cùng nhau nội ứng ngoại hợp bắt được Điền Hổ.
Hai người cùng nhau theo nghĩa quân Lương Sơn đánh Vương Khánh, hai người lập công to trong các trận Kì Sơn, Nam Phong Phủ,...
Sau này, khi chinh phạt Phương Lạp, Trương Thanh bị tướng Phương Lạp là Lê Thiên Nhuận giết ở ải Độc Tùng.
Trương Thanh có một nhược điểm đó là tính rất kiêu căng, ngạo mạn. Chính vì bản tính đó nên ông đã bị mắc mưu Ngô Dụng và quy thuận Lương Sơn.
Nhưng dù gì ông cũng là một viên tướng giỏi, lập nhiều công lao, xứng đáng là một viên mãnh tướng giống không khác gì Trương Liêu thời Tam Quốc.
Vậy trong số họ, ai là người mạnh nhất?
Trong số năm ngũ hổ tướng thì Lâm Xung là người gia nhập Lương Sơn sớm nhất, rồi sau là Tần Minh, Hô Duyên Chước, Quan Thắng và Trương Thanh. Để có thể tụ hội với nhau, họ đã có những lần chạm trán, giao chiến với nhau ác liệt.
Khi Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã giao chiến với Tần Minh và Lâm Xung.
Với thương pháp xuất quỷ nhập thần của mình, Lâm Xung đã gây ra không ít khó khăn cho Quan Thắng, vì phải cùng lúc địch hai tướng nên Quan Thắng tỏ ra yếu thế hơn.
Ba người đánh với nhau hơn 50 hiệp thì Quan Thắng bất ngờ vung đao khiến Tần Minh mất thăng bằng, buộc phải rút.
Sau đó còn Lâm Xung giao chiến với Quan Thắng thì ông đã khiến cho Quan Thắng suýt ngã ngựa khi bằng thương pháp bát xà mâu lợi hại của mình.
Nhưng sau đó, Tống Giang lại gọi Lâm Xung về để chiến xa xuất trận và lúc đó Quan Thắng đã một mình phá tan 15 chiến xa quân Lương Sơn.
Một lần chạm trán khác giữa năm ngũ hổ tướng này là khi đánh phủ Đông Xương, hai ngũ hổ tướng Quan Thắng và Hô Duyên Chước đều bị Trương Thanh đánh bại trong gang tấc
Dù Trương Thanh theo sách sử là người đánh bại nhiều tướng Lương Sơn nhất nhưng ông chỉ giỏi ném đá, còn thương pháp của Trương Thanh thì không bằng những người còn lại.
Chính vì thương pháp không giỏi nên khi không thể dùng đá được, Trương Thanh đã chết dưới tay Lê Thiên Nhuận.
Hô Duyên Chước cũng đã từng hạ Tần Minh trong trận giao chiến với quân Lương Sơn, ngoài ra ông còn đánh bại hai tướng khác là Lôi Hoành và Chu Đồng.
Riêng có Tần Minh chưa từng đánh hạ được tướng nào , nhưng sách ghi rằng: "Ngoài Hô Duyên Chước và Quan Thắng, cùng với tướng Phương Lạp là Phương Kiệt là những người có thể đánh bại ông trong suốt quãng đời chinh phạt của mình".
Như vậy có thể kết luận rằng : Lâm Xung vẫn là tướng mạnh nhất, sau đó lần lượt là Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Trương Thanh.
Nhưng dù ai là mạnh nhất trong số họ thì những người này vẫn là những nhân vật dạy cho ta không chỉ về sức mạnh môn võ mà còn là trí dũng song toàn, đời người ghi nhớ.
Đây mới chỉ là ý kiến cá nhân riêng của tác giả, còn các bạn, các bạn đánh giá như thế nào?
Trung Hòa (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.