Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản?

Nguyễn Thanh Chủ nhật, ngày 06/11/2022 20:30 PM (GMT+7)
Sinh ra trong gia đình vọng tộc, công chúa tài sắc vẹn toàn từ bỏ lầu son gác tía để lấy chồng xa xứ. Bà được cho là phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng và sinh sống ở Nhật Bản.
Bình luận 0

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 1.

Công chúa (công nữ) Ngọc Hoa (?-1645) con gái của chúa Nguyễn, là phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng người Nhật Bản.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 2.

Theo các tài liệu còn lưu lại, Ngọc Hoa tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa. Bà là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 3.

Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) là vị chúa thứ 2 của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong. Ông là con của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 4.

Năm 1619, công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai, thương nhân Nhật Bản đứng đầu các doanh nhân sang buôn bán tại Hội An. Một năm sau, bà theo chồng về Nhật, sống 26 năm và mất năm 1645.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 5.

Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương mà công chúa Ngọc Hoa mang theo khi về nhà chồng. Ảnh minh họa: Nagasaki Prefectural Art Museum.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 6.

Ngoài Ngọc Hoa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn có 2 công nữ được gả cho người ngoại quốc gồm Ngọc Vạn gả cho vua Chân Lạp và Ngọc Khoa gả cho vua Chiêm.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 7.

Công chúa Ngọc Vạn - Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, chị gái công chúa Ngọc Hoa. Năm 1620, công chúa Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp, sau đó được phong làm hoàng hậu của nước này.

Ai là người phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản? - Ảnh 8.

Phố cổ Hội An cũng có một con đường ghi dấu ấn của công nữ Ngọc Hoa (được đặt tên vào đầu năm 2014). Con đường chạy dọc sông từ cầu gỗ trước Chùa Cầu đến Quảng trường sông Hoài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem