Ảnh: Cách ứng phó của chủ tàu phòng cướp biển tấn công

Thùy Anh Thứ tư, ngày 22/02/2017 14:01 PM (GMT+7)
Mỗi năm trên khắp thế giới có hàng trăm vụ cướp biển xảy ra, nhiều nhất là cướp biển ở vùng Somalia, tiếp sau đó là vùng biển “nóng” ở Đông Nam Á. Gần đây, bọn cướp biển ở eo biển Singapore và eo biển Malacca hoạt động mạnh mẽ, táo tợn hơn. Dưới đây là những chia sẻ độc quyền cho Dân Việt của một thuyền viên về các cách ứng phó với cướp biển.
Bình luận 0

Anh Nguyễn Đăng Thế (tên nhân vật đã được thay đổi, 27 tuổi, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, thuyền viên đang làm việc cho Tập đoàn Dầu khí, hiện đang tham gia nhiều chuyến vận chuyển dầu qua vùng biển Somalia) cho biết: Lo sợ cướp biển nên hầu hết các tàu thuyền qua đây đều phải gia cố dây thép gai, lắp vòi rồng, hàn cửa sắt... để ứng phó nếu có tình huống bất trắc xảy ra như gặp cướp biển. Thậm chí, nhiều tàu thuyền còn phải thuê lực lượng an ninh có vũ trang đi bảo vệ.

img

Đây là con tàu chở dầu có trọng tải 15.000 tấn. Anh Thế cho biết, con tàu này chở dầu với lộ trình từ Ấn Độ qua Châu Phi. Sau khi khởi hành, tàu mất 5 ngày để di chuyển qua được vùng biển Somalia.

img

Khi vào vùng biển có nguy cơ về cướp biển, ngay lập tức công ty sẽ lệnh cho các thuyền trưởng họp với thủy thủ trên tàu lên kế hoạch để ứng phó với cướp biển. Sau đó thuyền trưởng sẽ cho các thuyền viên chăng dây thép gai xung quanh thành tàu.  Để chăng hết số thép gai này, các thuyền viên phải mất 5 giờ đồng hồ.

img

Những sợi dây thép gai được chăng chằng chịt, bao bọc gần như hết con tàu.

img

Các thủy thủ cho biết, mặc dù dây thép gai không thể đạt hiệu quả cao, nhưng đây là một cách để giảm tốc độ tiến công của cướp biển, giúp cho anh em trên tàu có thời gian ứng phó, chạy trốn hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

img

img

Ngoài dây thép gai, phía thành tàu còn được lắp rất nhiều vòi rồng sẵn sàng phun nước ngăn cản nếu cướp biển có ý định lên tàu.

img

Một số tàu thuyền cũng gia cố, hàn sắt vào các cửa để tránh cướp biển xâm nhập dễ dàng. Theo anh Thế, trên các con tàu còn chuẩn bị sẵn một phòng kín, được gia cố cẩn thận đảm bảo an ninh, tăng cường cả đồ ăn, nước uống... có thể sử dụng được trong 3 ngày. Trong trường hợp khẩn cấp cướp biển chiếm tàu, thuyền viên, thủy thủ có thể trốn trong này đợi sự cứu viện của hải quân, cảnh sát biển.

img

Hiện nay, để qua  vùng vịnh Aden (Somalia) nhiều tàu thuyền  đã gia cố tàu để chống cướp biển. Thậm chí nhiều tàu còn thuê lực lượng an ninh bảo vệ tàu. Trên đây là 3 trong số 20 an ninh tham gia áp tải tàu đi qua vùng biển thuộc Somalia. Theo anh Thế, trước đó vào năm 2014 anh cũng đã tham gia vận chuyển hàng hóa trên tàu Giang Hải (con tàu vừa bị cướp biển tấn công). Do tính chất vận chuyển hàng hóa, tàu lại không được gia cố an ninh và có công suất không lớn nên rất dễ bị cướp biển cho vào tầm ngắm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem