Ảnh, clip: Khám phá con đường nhiều cổng làng nhất Hà Nội

Ngọc Hải Thứ tư, ngày 19/06/2019 18:00 PM (GMT+7)
Thuỵ Khuê - con phố có hàng chục cổng làng lớn nhỏ với tuổi thọ lên đến trăm tuổi vẫn giữ được nét độc đáo xưa cũ mà hiếm nơi nào có được.
Bình luận 0

img

Trải qua thăng trầm thời gian, những cánh cổng thân thuộc vẫn được gìn giữ như một nét đặc trưng riêng của con phố bên bờ hồ Tây thơ mộng. Một trong số những cổng làng đẹp, ghi dấu nhiều tích xưa ở đường Thụy Khuê là cổng làng Yên Thái.

img

Trên cổng có treo tấm hoành phi “Mỹ tục khả phong” do triều Nguyễn ban cho làng Yên Thái, ngoài ra còn có dòng chữ "tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng vào năm 1946".

img

Trong làng Yên Thái, nhiều việc gạch vẫn được xếp theo hình nghiêng với màu đỏ đặc biệt.

img

Theo như lời các bậc cao niên sống ở con phố Thuỵ Khuê, trước đây tất cả các cổng làng đều có cánh. Cánh cổng được mở ra vào những buổi sáng sớm, đánh dấu sự bắt đầu của một ngày mới, và đóng lại khi trời đã tối. Về sau tất cả các cánh cổng đã bỏ đi để tiện cho việc đi lại. Phía dưới cánh cửa là những bức tượng đỡ cửa được tạc theo lối cổ xưa.

img

Cổng làng Đông Xã ở ngõ 444 Thụy Khuê có kiểu thiết kế vuông vức, xưa có 5 bậc lên xuống nhưng do bất tiện người dân đã phá bỏ những bậc thang này.

img

Cổng làng là một kiến trúc không thể thiếu trong đời sống văn hóa làng xã xưa kia. Khi bước qua cổng là bước vào một không gian văn hóa, quy ước và tập quán riêng khiến khách lạ bất giác tự thấy mình phải có nghĩa vụ tìm hiểu để hành xử cho hài hòa, thích ứng.

img

Cổng làng Đông Xã rêu phong theo thời gian.

img

Cổng Xanh trước đây là cổng phụ đi vào làng An Thọ, song ngày nay cổng Xanh và một cổng khác được sử dụng như cổng chính.

img

Dù cuộc sống hối hả nhưng nhịp thời gian sau cánh cổng làng vẫn luôn bình yên và phẳng lặng.

img

Mái ngói của cổng Xanh phủ rêu phong theo thời gian.

img

Cổng Hầu cũng dẫn vào làng An Thọ, một ngôi làng truyền thống xưa trông khá hiện đại. Dân làng mở quán cóc bán nước vỉa hè. 

img

Ngày trước, cách cổng Hầu không xa là nhà một vị quan có tiếng của triều đình, người đầu tiên của làng đỗ đạt. Chính vì thế mà làng trọng vọng, xây nhà lầu gác tía cho quan, cử người canh gác. Người dân có việc đến nhờ vả chầu chực đợi giờ vào hầu quan rậm rịch đêm ngày.

img

Cổng làng Hồ Khẩu có diện tích lớn nhất so với các cổng khác trên con phố Thụy Khuê. Trước đây, cổng chính của làng Hồ chỉ được mở vào ngày hội còn hiện nay, cổng làng mở quanh năm. Cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây.

img

Phía trước cổng là 3 bậc đá, thềm lát gạch đỏ phía trên. Cổng lớn này chỉ dành cho quan và rước kiệu, người dân cũng không đi lại cổng này.

img

Cổng làng Hồ Khẩu tại ngõ 376, theo người dân cho biết làng có 3 cổng, cổng này là cổng đi lại chính của của người dân. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem