Một tác phẩm tranh sơn mài hoàn chỉnh cần nhiều loại nguyên liệu khác nhau bao gồm sơn, màu, vỏ trứng, vỏ ốc... Loại sơn tốt nhất để vẽ sơn mài ở Việt Nam được khai thác từ cây sơn trồng ở đồi đất tỉnh Phú Thọ.
Mủ nhựa của cây sơn có độ dính cao và rất bền chắc, chịu được nước mưa, nước mặn, độ ẩm và thích hợp để làm nguyên liệu vẽ tranh sơn mài.
Đá mài để vẽ sơn mài được lấy ở các con suối, có độ mềm nhất định để khi mài tranh sẽ không bị xước hoặc hư hỏng.
Đoàn Thanh Hương - một hoạ sĩ, thiết kế mẫu ốp điện thoại từ chất liệu sơn mài cho biết, những phác thảo được chọn được vẽ thử nghiệm trước, mỗi phác thảo sẽ làm 2 đến 3 phiên bản, sau đó chọn lọc ra phiên bản ưng ý. Mỗi sản phẩm hoàn thiện phải mất ít nhất 15 đến 20 ngày.
Các công đoạn chủ yếu, gồm đánh sơn từ sống sang chín, nghệ nhân phải thay phiên nhau đánh liên tiếp nhiều giờ trong 3 ngày.
Sau đó sẽ phủ lớp sơn làm, tuỳ từng phác thảo thì cách xử lý chất liệu sơn mài trên ốp sẽ khác nhau.
Vỏ trứng được lựa chọn hình dáng phù hợp, để vỏ có thể gắn chắc chắn nghệ nhân phải dùng búa gõ đều từng miếng nhỏ.
Thông thường tranh sơn mài đã đòi hỏi sự tỉ mỉ và tiêu hao rất nhiều thời gian. Việc vẽ sơn mài trên một chiếc ốp nhỏ như vậy càng khó khăn hơn bởi các chi tiết rất nhỏ.
Các sản phẩm sơn mài còn có các chất liệu quý như vàng và bạc (thếp vàng, thếp bạc, vàng xay, bạc xay...).
Có thể nói áp dụng sơn mài trên ốp điện thoại là một ứng dụng rất hay thu hút được rất nhiều người quan tâm đến sản phẩm cổ truyền được lưu giữ trên ốp điện thoại.
Hiện nay các sản phẩm này được bán với giá trên một triệu đồng cho đến vài triệu tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Nét văn hoá truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh trống đồng được nâng niu trân trọng trên tay du khách.
Sản phẩm hoàn thiện có tên "Xích hổ thần vương".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.