Hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, mà chỉ tính riêng vùng nước của phá Tam Giang đã có diện tích 52 km2 trải dài suốt 24km.
Hệ sinh thái của vùng đầm phá Tam Giang hết sức đa dạng với nhiều loài thuỷ hải sản đặc trưng nổi tiếng thơm ngon như tôm bạc, cá nâu, cá kình… Những sản vật này có hương vị hoàn toàn đặc biệt so với những nơi khác.
Phá Tam Giang nhận nước từ ba dòng sông là sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu hoà với nước mặn qua cửa biển Thuận An, xưa kia nổi tiếng là một vùng sóng to gió cả:
“Yêu em anh cũng muốn qua
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”.
Thiên nhiên vùng đầm phá rất tươi đẹp và đặc biệt là người dân ở đây hết sức thân thiện. Họ luôn sẵn sàng mời khách lên khoang thuyền chật chội- nơi họ sống và đánh bắt bằng những phương thức cổ xưa như cha ông ta đã sử dụng từ hàng trăm năm trước.
Hệ thống đầm phá ở Huế mang trong mình nó một hệ sinh thái hết sức đa dạng nhưng đặc biệt là đời sống của nhưng cư dân ở đó phản chiếu nhiều hình ảnh cổ xưa của người Việt trong cuộc Nam tiến mở rộng bờ cõi suốt nhiều thế kỷ trước.
Nò sáo- một phương pháp đánh bắt cá cổ xưa chỉ còn hiện hữu tại các vùng đầm phá.
Trước kia, đa phần các cư dân sống trên đầm phá sống và làm việc trên khoang thuyền. Hầu hết họ đều nghèo khó, thất học nhưng rất than thiện.
Ba cha con một ngư phủ trong một buổi chiều nhàn nhã.
Những đứa trẻ lớn lên trong khoang thuyền chật hẹp và học cách sinh tồn trên sóng nước Tam Giang.
Hai cậu bé vừa tan trường ở đầm Chuồn, huyện Phú Vang cách thành phố Huế 15 km.
Cô học trò nhỏ ngồi suy tư bên hiên nhà- một ngôi nhà tạm dựng sát bên đầm Chuồn.
Những con thuyền nhỏ của người mò trìa- một loài ngao nước lợ ở phá Tam Giang.
Lưới của nò sáo sau một thời gian sử dụng được đem lên bờ làm vệ sinh và nhuộm lại.
Rất nhiều phụ nữ làm công việc đánh bắt trên sóng nước Tam Giang.
Một người đàn ông mất hai chân trong chiến tranh trở về sống cuộc sống bình dị trên đầm Cầu Hai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.