Thiếu nữ mặc trang phục “mát mẻ” đứng chờ khách trong quán bán trầu ở Đài Loan (Trung Quốc). Khách hàng của họ thường là tài xế taxi và xe tải.
Có khoảng 60.000 quán bán trầu như thế này ven các trục đường chính trên khắp Đài Loan.
Tài xế taxi nhận trầu từ một cô gái ăn mặc “thiếu vải". Các tài xế thích ăn trầu vì nó giúp họ tỉnh táo tinh thần trong khi lái xe.
Một thiếu nữ trong trang phục không thể hở hơn đang chào mời khách qua đường mua trầu.
Trong thời kỳ hoàng kim vào những năm 1990, ước tính có khoảng 100.000 quán bán trầu trên khắp Đài Loan. Phần lớn những quán này nằm gần các con đường cao tốc.
Các cô gái bán trầu thường mặc váy hở hang để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Ngoài tác dụng giúp tỉnh táo, trầu cau cũng được cho là một phương thuốc chữa chứng khó tiêu và liệt dương ở đàn ông.
Mặc dù trầu cau được bán tại nhiều nước ở châu Á, nhưng cách sử dụng những thiếu nữ mặc “thiếu vải” để tiếp thị sản phẩm chỉ có ở Đài Loan.
Các cô gái bán trầu thường không được coi trong và dễ trở thành nạn nhân bị quấy rối tình dục bởi những tài xế say xỉn.
Một cô gái ngồi chờ khách trong quán bán trầu ven đường.
Các quán bán trầu như thế này đã bị cấm hoàn toàn ở thành phố Đài Bắc từ năm 2007 và chỉ được phép hoạt động ở vùng ngoại ô.
Những cô gái đứng bán trầu ngoài đường có thể kiếm được khoảng 1.200 USD/tháng, trong khi làm công việc đứng quầy kiếm được khoảng 780 USD/tháng. Họa sĩ Đài Loan Wu Chung đã vẽ bức tranh thể hiện sự tương phản của Tây Thi ngày xưa và ngày nay (phải).
Nhằm bảo vệ các cô gái khỏi bị quấy rối và giảm sự kỳ thị của xã hội với nghề bán trầu, nhà chức trách Đài Loan đã đưa ra quy định về trang phục đối với các nhân viên bán trầu.
Mặc dù vậy, ngành bán trầu vẫn gây ra những tranh cãi trong dư luận Đài Loan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.