Theo thuyết minh của nhà đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có diện tích 10.000m2. Chùa Tháp được thiết kế bằng cách đổ bê tông phần thô (do thợ Việt Nam đảm nhiệm), còn toàn bộ nội thất trang trí bên trong và bên ngoài tháp sẽ do các nghệ nhân, thợ của 2 nước Indonesia và Ấn Độ chế tác tại nước Indonesia, Ấn Độ. Riêng phần móng của tháp là do các chuyên gia và thợ của Nhật Bản đảm nhiệm.
Nhà đầu tư cũng đặt mục tiêu đặt móng công trình này ngay trong năm 2016, phần thô sẽ được làm xong trong 5 năm để đón khách vãng cảnh, bái phật và sẽ hoàn thành Chùa Tháp trong vòng 10 năm. Sau khi hoàn thành, công trình được kỳ vọng là một trong những tháp phật giáo cao nhất thế giới.
Nơi dự định xây dựng tháp phật giáo cao hàng đầu thế giới là một bán đảo, có thể di chuyển đến bằng ca nô từ Bến thuyền du lịch Hồ Núi Cốc hoặc đường đất đi từ tỉnh lộ 261 vào.
Đây cũng là nơi đã tiến hành lễ động thổ “siêu dự án” Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc với tổng vốn dự kiến là 15.000 tỷ đồng.
Tại khu vực dự kiến xây Chùa tháp có 22 hộ dân sinh sống và 4 hộ dân sống bên ngoài nhưng có phần đất bị ảnh hưởng.
Nhiều hộ dân đã sinh sống tại nơi đây trên 20 năm.
Khu vực xây dựng tháp phật giáo cao nhất thế giới hiện đang có Đền Gàn là di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.
Dù chưa lập dự án, chưa có quyết định đầu tư, các cơ quan chức năng đã cắm cột mốc giải phóng mặt bằng để làm đường từ tỉnh lộ 261 vào Đền Gàn. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã đồng ý ứng vốn để làm công trình giao thông này.
Từ Đền Gàn có thể quan sát toàn bộ Khu du lịch Hồ Núi Cốc hiện tại, ở bờ đối diện.
Mô hình tháp Phật giáo cao nhất thế giới sẽ được xây tại Thái Nguyên. Ảnh: Thainguyen.gov.vn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.