Ảnh: Khoảnh khắc nhật thực cực đại ở Sài Gòn

Ngọc Phạm Thứ tư, ngày 09/03/2016 09:00 AM (GMT+7)
Hiện tượng nhật thực đã xảy ra vào sáng 9/3 và có thể quan sát rất rõ tại TP.HCM.
Bình luận 0

img

Ảnh chụp hiện tượng nhật thực từ sân thượng Chung cư Đào Duy Từ (Q.10, TP.HCM) lúc 7h30 sáng 9.3.

Sáng 9/3, bầu trời TP.HCM đã có sự thay đổi so với mọi ngày do xảy ra hiện tượng nhật thực. Ghi nhận của PV tại một điểm quan sát ở Q.10, bầu trời lúc sáng rực lúc lại âm u do Mặt trời bị mây đen che khuất. Tuy nhiên, những lúc Mặt trời chiếu sáng xuống mặt đất có thể dễ dàng nhận thấy một phần bị che khuất bởi Mặt trăng - hiện tượng nhật thực.

Thực tế, nhật thực vào sáng nay (9/3) là nhật thực toàn phần (Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời, hình thành vùng bóng tối và nửa tối trên Trái đất), nhưng đường đi của nhật thực toàn phần này chỉ đi qua một phần miền Trung Indonesia và Thái Bình Dương.

Clip: Quan sát nhật thực vào sáng 9.3

Tại Việt Nam chỉ xảy ra nhật thực một phần (Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời). Cụ thể, tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được hiện tượng nhật thực với độ che phủ Mặt trời của Mặt trăng dao động từ trên 20% đến dưới 60%. Trong đó, Cà Mau là nơi quan sát nhật thực có độ che phủ lớn nhất (tại TP.Cà Mau là 57,6%), TP.HCM là 52,2%, Đà Nẵng là 36,2%, trong khi tại Hà Nội chỉ là 22,3%.

Đúng như thông tin chia sẻ từ anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM cho biết trước đó, tại Việt Nam, hiện tượng nhật thực đã xảy ra không lâu sau khi Mặt trời mọc, và đã đạt cực đại vào khoảng 7h30.

Ghi nhận vào sáng 9.3, do bầu trời TP.HCM có nhiều mây, gồm từng tầng mây trắng và mây đen nên gây không ít khó khăn cho người yêu thiên văn quan sát nhật thực.

Theo tính toán, có người có thể không có cơ hội quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần một lần trong đời. Tại Việt Nam, đây là lần thứ 6 xuất hiện nhật thực toàn phần (thực tế chỉ quán sát được một phần) xảy ra trong thế kỷ 21. Lần nhật thực toàn phần gần nhất đã xảy ra vào ngày 24.10.1995.

Chùm ảnh nhật thực PV chụp từ Q.10, TP.HCM:

img

Những lúc có lớp mây đen mỏng kéo qua, rất dễ quan sát nhật thực bằng mắt thường.

img

Chỉ 2 phút sau, một lớp mây đen dày đặc đang kéo đến.

img

Khi mới bị mây đen che một phần (cũng là phần bị Mặt Trăng che), ánh sáng từ Mặt trời vẫn chói chang.

img

Khi mây đen kéo đến dày đặc, bầu trời trở nên u ám hơn và không thể quan sát nhật thực được nữa.

img

Trong khi bầu trời phía đông có nhiều mây thì bầu trời trên đỉnh đầu lại khá đẹp.

img

Mây đen dần kéo qua, ánh Mặt trời lại xuất hiện trở lại.

img

Giữa vùng mây đen, vẫn có những khoảnh khắc Mặt trời ló dạng.

img

Ảnh nhật thực lúc 7h48 sáng 9.3.

img

Chỉ 1 phút sau, mây đen lại kéo đến, người quan sát phải tranh thủ từng khoảnh khắc để theo dõi hiện tượng này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem