Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nghệ nhân Vương Thế Cường ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội đã cho ra lò chú lợn đất dát vàng mang tên “Kỳ linh Kỷ Hợi”. Theo lời người trực tiếp tạo hình kỳ linh thì điều làm nên giá trị đặc biệt cho mỗi con lợn đất là dòng nguyên liệu cao cấp, quy trình chế tác thủ công và dát vàng.
“Kỳ Linh Kỷ Hợi - Tích Phúc Vô Cương” được chế tác theo phương pháp thủ công truyền thống, thuận theo năm yếu tố ngũ hành bản mệnh “Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ” với giá bán lên tới gần trăm triệu đồng vẫn cháy hàng dịp tết Kỷ Hợi 2019.
Lợn đất dát vàng hiện là một trong những sản phẩm trưng bày đắt đỏ trên thị trường Tết Nguyên đán.
Phiên bản theo mệnh chế tác theo đặt hàng có giá 36 triệu đồng. Đây là dòng men mới, đặc biệt dòng men này có màu sắc và âm thanh của kim loại. Hiện tại đây cũng là tác phẩm có giá trị lên đến 99 triệu đồng.
Tiếp nối sự thành công của Kỳ Linh các năm trước, năm 2019 tiếp tục xuất hiện Kỳ Linh Kỷ Hợi được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gồm Bát Tràng và nghệ nhân dát vàng làng Kiêu Kỵ.
Nguyên liệu chế tác được lựa chọn kỹ lưỡng, đất sét trắng lấy từ vùng đất linh thiêng (đền Trần), hòa quyện với nước sông Hồng, tráng trong men ngọc, tôi trong lửa đỏ phủ vàng sang quý và được tạo tác với kích thước thuộc các cung “Đức- Vượng- Phúc”.
Hợi là linh vật đại diện cho sự bình an, cái gốc của phúc. Bởi vậy, Kỳ Linh Kỷ Hợi 2019 được tạo hình với tư thế khoan thai, hỷ lạc, thâu tài, tụ phúc.
Sau công đoạn tạo hình, lợn đất được chuyển đến làng Kiêu Kỵ để dát vàng.
Nghệ nhân tạo hình cho kỳ linh chia sẻ công đoạn tạo dáng cho lợn đất đòi hỏi nhiều thời gian cùng sự tỉ mỉ.
Cuối cùng, những nghệ nhân làng Kiêu Kỵ sẽ dát vàng. Trên lưng mỗi con lợn đất có 4 chữ “Tích phúc vô cương”. Đây là chữ được khắc trong ấn đền Trần với ngụ ý giữ gìn khuôn phép, rèn luyện nhân tâm để được nhân quả lâu dài, đời đời hưởng phúc.
Ngoài lợn đất, các sản phẩm khác như bình hoa cũng được khắc hình lợn, chế tác cầu kỳ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.