Ảnh: Trung tâm Sài Gòn trước và sau khi tháo dỡ rào chắn công trình Metro số 1

Lê Quân Thứ năm, ngày 29/04/2021 00:25 AM (GMT+7)
Gần 7 năm trước, khu vực đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi trước Nhà hát, UBND TP.HCM là một đại công trường, nay đã được trả lại toàn bộ mặt bằng, tạo cảnh quan với nhiều điểm nhấn giữa trung tâm thành phố.
Bình luận 0

img img

Tháng 7/2014, công nhân tiến hành tháo dỡ Công viên Lam Sơn (quận 1, TP.HCM), đốn hàng chục cây cổ thụ trước Nhà hát thành phố, giải phóng mặt bằng để dựng rào chắn thi công nhà ga ngầm Nhà hát thành phố của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Đến tháng 4/2020, đơn vị thi công nhà ga tái lập mặt bằng, tháo dỡ rào chắn, trả lại không gian thông thoáng. Bốn tháng sau, công viên Lam Sơn mới được khánh thành, tăng giá trị cảnh quan cho khu vực.

img img

Trung tâm ga Nhà hát thành phố thời điểm đào hầm hở trên cùng sau một thời gian rào chắn thi công. Khu vực trước khi xây nhà ga này là vòng xoay cây liễu, giao giữa đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Thời điểm đầu tháng 1/2015, công trình Tượng đài Bác Hồ và khuôn viên xung quanh cùng dự án metro và phố đi bộ Nguyễn Huệ thi công cùng lúc. Tháng 4 và 5/2015, phố đi bộ Nguyễn Huệ và Tượng đài Bác Hồ được khánh thành, tạo nên một không gian, điểm vui chơi mới cho người dân thành phố và du khách.

img img

Công trường ga ngầm Nhà hát thành phố thời điểm đầu năm 2015 và hiện tại. Ga được thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m với 4 tầng. Ngày 31/10/2019, đài phun nước nghệ thuật kết hợp âm nhạc được đầu tư hơn 20 tỷ đồng nằm tại giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi được đưa vào sử dụng. Đài phun nước mới thay đài phun nước cũ tạo thành một điểm nhấn mới cho không gian phố đi bộ và khu vực xung quanh.

img img

Tháng 4/2015, phố đi bộ Nguyễn Huệ dài 670 m, rộng 64 m từ trụ sở UBND TP đến bến Bạch Đằng được đưa vào sử dụng. Mặt đường tuyến phố được lát đá granite, có 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh hai bên. Bên dưới có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, âm thanh, ánh sáng…

img img

Thời điểm thi công, toàn bộ công trình dài gần 700 m được rào chắn hai bên, khu vực trung tâm thành phố thành công trường khổng lồ. Sau khi khánh thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ mỗi ngày có cả nghìn người đến vui chơi, chụp ảnh. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội đường phố, diễu hành, đường hoa Tết Nguyên đán hàng năm.

img img

Khu vực hầm đào hở trên đường Lê Lợi, đoạn giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ thời điểm đầu năm 2020. Đây là phần rào chắn mặt bằng phía trên ga ngầm Nhà hát thành phố cũng được dựng lên từ năm 2014. Ngày 28/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã bàn giao mặt bằng đoạn dài gần 200 m từ giao với đường Nguyễn Huệ đến Pasteur để các đơn vị liên quan phân luồng giao thông, thiết kế cảnh quan.

img img

Hình ảnh trước và sau khi đoạn rào chắn trước chi nhánh một ngân hàng được tháo dỡ. Mặt bằng đoạn metro được trả lại, không gian phía trước trở nên thông thoáng sau nhiều năm khu vực kinh doanh sầm uất bậc nhất thành phố này bị bịt lối.

img img

Máy móc công nhân thi công khẩn trương để tái lập mặt bằng bên trong những tấm tôn cao gần 3 m và đoạn đường Lê Lợi được trải nhựa, vừa được bàn giao. Mặt bằng đã được tái lập hoàn thiện, trả lại không gian cho khu vực sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch ngày 30/4.

img img

Mặt bằng đoạn đường trước và sau khi được trải nhựa, kẻ vạch phân làn cho xe chạy. Phần lớn vỉa hè hai bên đã được lát gạch, đồng bộ hệ thống thoát nước, điện, viễn thông…Một phần của đoạn đường Lê Lợi giao đường Pasteur vẫn đang được rào chắn phục vụ thi công đoạn ngầm nối giữa ga Nhà hát TP và ga Bến Thành, dự kiến tháo dỡ cuối năm nay. UBND TP.HCM vừa qua đã chỉ định Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP, Sở Xây dựng, UBND quận 1 và tư vấn sẽ đề xuất phương án phân luồng giao thông, thiết kế cảnh quan và kế hoạch tái lập tuyến đường Lê Lợi (đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành).

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem