Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Typhoon Dmitry East Vanscoy (phía ngoài) đang neo tại cảng cùng 2 tàu ngầm hạt nhân khác lớp Typhoon vào ngày 9.6.2014. Sự xuất hiện đồng thời một lúc ba chiếc tàu ngầm hàng khủng lớp Typhoon là khá hy hữu, thế nên khi đăng tài hình ảnh này cư dân mạng Hồng Kông lập tức liên tưởng, sức mạnh tổng lực của ba chiếc tàu ngầm này có thể phá hủy nửa Trái đất.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon còn gọi là lớp Akula thuộc loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớn nhất của Liên Xô trước đây và đến nay vẫn thuộc loại tàu ngầm lớn nhất thế giới. Nó là một sản phẩm điển hình của thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Tàu ngầm lớp Typhoon do Cụ thiết kế Ruby chế tạo được đóng theo dự án 941 triển khai vào những năm 1980. Hiện 2 chiếc tàu ngầm lớp Typhoon đã nghỉ hưu và chỉ còn lại một chiếc Dmitry East Vanscoy được hiện đại hóa để thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới SS-N-30 Bulava.
Các chuyên gia đang thăm quan hầm chứa tên lửa của tàu ngầm lớp Typhoon. Thông thường tàu ngầm lớp Typhoon được trang bị 20 tên lửa đạn đạo R-39 (SS-N-20) , một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang theo tối đa 10 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, R-39 là loại tên lửa có nhiều trắc trở. Nó bắt đầu được phóng thử từ năm 1977 nhưng một nửa vụ phóng không thành công. Phải tới năm 1984 tên lửa mới được đưa vào sử dụng.
Tới năm 2004, tên lửa R-39 cũng hết hạn sử dụng và các tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon cũng lần lượt nghỉ hưu. Về sau tên lửa R-39 còn được cải tiến thành phiên bản R-39M Grom cho hệ thống phóng D-19UTTKh nhưng sau một loạt các thử nghiệm thất bại nên đã bị hủy bỏ.
Tàu ngầm Typhoon có thể lặn dưới nước kéo dài tới 180 ngày trong điều kiện bình thường và có thể lặn lâu hơn trong lúc cần thiết.
Typhoon được thiết kế để di chuyển dài ngày ở ở đại dương có thể tiến sát biên giới các nước nhưng nó cũng có thể phóng tên lửa tầm xa ngay tại căn cứ của Nga. Việc ngừng hoạt động R-39 đã buộc các tàu ngầm này phải “tan rã” theo.
Hiện Nga đang tiến hành thay thế các tàu ngầm lớp Typhoon bằng tàu ngầm lớp Borey được trang bị tên lửa đạn đạo mới Bulava.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.