Ba trên năm tuyến cáp quang biển tê liệt, đường truyền Internet ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo ghi nhận, 2 tuyến cáp quang biển là AAG và AAE-1 gặp sự cố từ tháng 11/2022, nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Trong đó, tuyến AAE-1 bị dò nguồn từ tháng 11, khiến toàn bộ lưu lượng trên tuyến bị mất. Với AAG gặp trục trặc trên nhánh S1B, S1D từ cuối tháng 6 đến nay vẫn chưa được khắc phục ảnh hưởng đến đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế và ngược lại.
Trong khi đó, tuyến cáp quang APG Asia Pacific Gateway cũng gặp sự cố vào rạng sáng 26/12. Theo một nhà cung cấp mạng ở Việt Nam, lỗi được phát hiện trên phân đoạn S6 gần Hong Kong. Đây là lần thứ tư tuyến cáp quang này gặp sự cố trong năm 2022. Như vậy, 3 trên 5 tuyến cáp quang bị tê liệt, người dùng tại Việt Nam đang phải chịu cảnh sử dụng mạng tốc độ thấp trong một thời gian tương đối dài.
Hiện tại, các nhà mạng tại Việt Nam chưa được thông báo về nguyên nhân cụ thể của tuyến cáp quang bị đứt này cũng như kế hoạch khắc phục trong thời gian tới để khôi phục đường truyền Internet.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố của các tuyến cáp quang từ Việt Nam đi quốc tế. Trong đó, trước đây một sự cố đứt cáp quang và thu về được hình ảnh cá mập cắt cáp, cư dân mạng đã mặc định và ví von nguyên nhân mỗi khi đứt cáp quang là do cá mập cắn. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân, còn rất nhiều lý do khác.
Theo chuyên gia, việc cáp quang bị đứt có thể đến từ hoạt động hàng hải khi các tuyến cáp quang thường đặt trên nền cát dưới đáy biển. Vì vậy, mỏ neo của các tàu, thuyền khi đậu rất dễ vướng phải cáp quang dẫn đến tình trạng hư hỏng. Trong khi đó, mật độ tàu thuyền hoạt động trên biển khi đánh bắt cá hiện nay dày đặc nên nguy cơ này càng tăng lên.
Cũng không ngoại trừ khả năng tuyến này bị ảnh hưởng do các sự động đất, sóng thần, núi lửa,… hoặc cũng có thể do mối hàn ở sự cố lần trước chưa chắc chắn.
Cách khắc phục mạng để sử dụng tạm thời chờ khôi phục cáp quang
Thay đổi sang DNS của Google
Thay đổi DNS là việc sử dụng một máy chủ phân giải tên miền khác nhằm tăng tốc độ truy cập internet của thiết bị. Gần đây, DNS của Google được sử dụng khá phổ biến, dưới đây là cách đổi sang DNS của Google khá đơn giản trên điện thoại.
Đối với điện thoại Android
Bước 1: Truy cập vào cài đặt WiFi, sau đó bấm vào dấu mũi tên bên cạnh mạng WiFi bạn đang sử dụng.
Bước 2: Tại ô “Cài đặt IP”, chỉnh sang IP “Tĩnh”.
Bước 3: Tại menu cài đặt IP tĩnh, bạn chỉnh các thông số như hình bên dưới. Sau đó nhấn dấu tích ở góc trên màn hình để lưu cài đặt.
Thiết lập trên Android.
Đối với iPhone
Bước 1: Mở cài đặt mạng WiFi, tiếp theo bấm vào biểu tượng chữ “i” bên cạnh mạng WiFi mà bạn sử dụng.
Bước 2: Kéo xuống dưới và chọn vào dòng “Định hình cấu hình DNS”. Sau đó tích chọn vào mục “Thủ công”.
Bước 3: Nhấn vào dòng “Thêm máy chủ”, nhập dãy số “8.8.8.8,8.8.4.4” và nhấn “Lưu”.
Thiết lập trên iPhone.
Sử dụng mạng 3G/4G
Mạng 3G hoặc 4G sử dụng đường truyền quốc tế với tuyến cáp riêng nên ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự cố đứt cáp quang biển. Do đó bạn có thể sử dụng mạng 3G/4G để tăng tốc độ truy cập cho thiết bị của mình.
Sử dụng các dịch vụ trong nước
Những tuyến cáp quang biển bị đứt khiến dịch vụ Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi không dùng mạng quốc tế, bạn có thể ưu tiên chuyển qua sử dụng các dịch vụ có máy chủ đặt ở trong nước để trải nghiệm được ổn định và mượt mà hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.