Bắc Kạn: Mang ong đi đặt nhờ trên đất thiên hạ, vào mùa quay mật mỏi tay, có ngay trăm triệu

Chiến Hoàng Thứ sáu, ngày 17/07/2020 06:40 AM (GMT+7)
Dốc đèo hun hút với bạt ngàn cây cối rừng già, bốn mùa cho hoa đã giúp ông Lưu Văn An (thôn Bản Mạch, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) thu cả trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề nuôi ong mật.
Bình luận 0

Clip: Mục sở thị những người nuôi ong mật ở tỉnh Bắc Kạn.

PV Dân Việt gặp ông Lưu Văn An (thôn Bản Mạch, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) khi ông đang đem các cầu ong đi quay mật. Vừa đặt các cầu ong đã cắt vít lắp vào khung máy quay, ông An vừa cho biết, nhờ mô hình "chăn" ong lấy mật này, kinh tế của gia đình ông ngày càng khấm khá.

Theo đó, năm 2014, ông bắt đầu học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, tìm hiểu thông tin trên mạng... để gây nuôi ong. Sau 6 năm, từ 6 đàn ong ban đầu, ông An đã nhân lên được 120 đàn, cho mật gần như quanh năm, suốt tháng.

CLIP: Mang ong đi đặt nhờ, quay mỏi tay, mỗi tháng có trăm triệu - Ảnh 2.

Ông Lưu Văn An cùng gia đình đang tiến hành lấy mật.

Ông An cho biết, khu vực chân đèo Gió thuộc Bản Mạch về cơ bản khá thuận lợi cho việc đặt ong bởi bốn bên đều là bạt ngàn đồi núi, rừng cây. Khí hậu ở đây cũng mát lành quanh năm.

Theo ông An, gia đình ông quay mật trung bình 2 lần/tháng và thu về khoảng 10 can 30 lít đầy mật. Hiện gia đình ông đang bán mật ra thị trường với giá 200.000 đồng/lít. Nếu thuận lợi, 120 thùng ong của gia đình ông có thể cho thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi tháng.

CLIP: Mang ong đi đặt nhờ, quay mỏi tay, mỗi tháng có trăm triệu - Ảnh 3.

Niềm vui của người "chăn" ong ở Bản Mạch khi thu hoạch.

Cũng theo ông An, nghề nuôi ong khá vất vả vì phải ôm thùng ong chạy theo các mùa hoa. Sở dĩ gọi là "chăn" ong vì cũng giống như chăn trâu vậy, chỉ việc lùa ong đến những vùng nhiều hoa. Tuy có vất vả song hiệu quả kinh tế đem lại cũng tương đối, do đó gia đình ông đã quyết định gắn bó và toàn tâm toàn ý với nghề này.

Mật ong Bản Mạch có vị thơm ngon đặc biệt bởi ong hoàn toàn được nuôi tự nhiên, hút mật ngọt từ các loại hoa rừng. Ngoài ra, mật ong được hộ gia đình ông An thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ được hương thơm, vị ngọt, dù bảo quản vài năm vẫn còn độ nguyên chất. Bởi vậy, khách mua rất yên tâm về chất lượng mật ong, mật quay ra đến đâu bán hết đến đó.

CLIP: Mang ong đi đặt nhờ, quay mỏi tay, mỗi tháng có trăm triệu - Ảnh 4.

Quay mỏi tay, thu về cả trăm triệu đồng mỗi tháng.

Bà Vũ Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngân Sơn cho biết, trước đó gia đình ông An khá khó khăn, nhưng từ khi nuôi ong có khấm khá hơn trước.

"Sau khi mô hình nuôi ong của ông An phát triển tốt, tại thôn cũng đã có một hộ gia đình làm theo, tuy nhiên đầu ra của mật ong không biết có ổn định không", bà Tuyết nói.

Nghề "chăn" ong ở Bản Mạch là nghề khá mới và khá hiệu quả. Nghề này không chỉ giúp gia đình ông Lưu Văn An trở nên khấm khá mà đây có thể sẽ là mô hình tốt đối với người dân ở vùng núi, đặc biệt nơi có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước như Bắc Kạn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem