Đây là sự kiện đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, hưởng ứng tháng hành động vì môi trường, ngày đại dượng thế giới và ngày môi trường thế giới 2019.
Bạc Liêu hiện có hơn 56km chiều dài bờ biển, thời gian qua rừng phòng hộ và rừng phòng hộ xung yếu ven biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn sóng, triều cường, bảo vệ đê biển và sản xuất, sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân ven biển.
2.000 cây mắm đã được trồng ở bãi bồi đê biển thuộc địa bàn phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu. Ảnh: CTV.
Tuy vậy, thời gian gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước triều dâng ảnh hưởng đến một số tuyến đê xung yếu trên địa bàn, làm sạt lở nghiêm trọng một số tuyến đê, nhất là những khu vực có cây rừng thưa thớt. Vì vậy, việc trồng tái sinh rừng phòng hộ ở các khu vực bãi bồi ven đê biển được xem là “giải pháp mềm” bền vững để ứng phó lâu dài và hiệu quả với biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày.
Việc trồng tái sinh rừng phòng hộ ở các khu vực bãi bồi ven đê biển được xem là “giải pháp mềm” bền vững để ứng phó lâu dài và hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ảnh: CTV.
Theo ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ TNMT, bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ và triều cường. Không chỉ vậy, từ lâu rừng ngập mặn được coi là tấm lá chắn bảo vệ đê, chống xoáy lở và xâm nhập mặn; là nguồn dự trữ sinh quyển, nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Việc phát động trồng rừng nhằm lan tỏa phong trào tái sinh rừng, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu.
Ngay sau lễ phát động, các đại biểu đã tiến hành trồng 2.000 cây mắm xuống bãi bồi ngoài đê biển thuộc địa bàn phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.