Bác sĩ mổ nhầm tay bệnh nhân: Có nhiều nguyên nhân gây nhầm lẫn

Huệ Tâm - Tống Hương (ghi) Thứ tư, ngày 22/06/2016 15:41 PM (GMT+7)
Xung quanh sự việc, bác sĩ tại Bệnh viện 115 Nghệ An mổ tay trái, rút đinh tay phải cho 1 bệnh nhi 6 tuổi đang gây xôn xao dư luận, Dân Việt nhận được nhiều ý kiến bình luận của độc giả xung quanh vấn đề này.
Bình luận 0

Không thể đổ lỗi cho… quá tải

“Tôi đồng ý là hiện nay nhiều bác sĩ phẫu thuật ở các bệnh viện phải làm việc trong điều kiện quá tải. Lượng bệnh nhân đông và các bác sĩ thường xuyên làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ, đó không thể là lý do biện hộ cho việc mổ nhẩm của bác sĩ. Nếu bác sĩ chỉ cần ngó qua hồ sơ bệnh án 1 chút trước khi tiến hành mổ thì chắc chắn sẽ không có sự  việc đáng tiếc này xảy ra và em bé cũng không phải chịu nỗi đau “cắt thịt” ở cả 2 tay. Đây rõ ràng là sự tắc trách của bác sĩ ”.

(Bạn đọc Nguyễn Hương Giang, Hà Nội)

Phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để xử lý tận gốc

img

Cháu bé với cả 2 tay đều bị băng bó.

“Tôi nghĩ việc này phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân để xử lý tận gốc vấn đề. Lỗi sai là sai của cả ê kíp hay chỉ là sơ suất của một mình bác sĩ. Bác sĩ nắm sinh mạng bệnh nhân trong tay mà nhầm thế này thì nguy hiểm quá. Giả sử nếu không phải là mổ rút đinh cánh tay mà mổ liên quan đến các bộ phận khác như mắt thì hậu quả sẽ ra sao”.                          

(Bạn đọc Nguyễn Thanh Tuyền, Hải Dương)

Phải bồi thường cho bệnh nhân

“Làm cha, làm mẹ nhìn thấy con bị cắm 1 mũi tiêm, 1 dây truyền nước vào tay đã xót. Giờ chỉ vì sự nhầm lẫn do sự bất cẩn của bác sĩ mà cả 2 tay con đều bị mổ mà con mới có 6 tuổi thôi. Tôi nghĩ bác sĩ và bệnh viện cần phải bồi thường sức khỏe thể xác và tinh thần cho cháu bé”.          

(Bạn đọc M.H.T, Bắc Giang)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn

“Theo kinh nghiệm của tôi, trong phẫu thuật, việc nhầm lẫn này là hoàn toán có thể xảy ra vì một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, khi y tá đưa bệnh nhân lên có đúng lệnh của bác sĩ phẫu thuật hay không và y tá của phòng mổ có kiểm tra kỹ hay không. Thứ hai là, trước khi vào mổ, bác sĩ có đọc thật kỹ bệnh án hay không, có đúng tên không (vì có trường hợp trùng họ, tên, quê quán) và kiểm tra bệnh nhân mổ gì, tay trái hay phải (cũng có thể cùng bệnh nhân trùng tên nhưng khác nhau về chỉ định mổ). Thứ ba là thực tế, ở các khoa chấn thương, bác sĩ mổ rất nhiều ca trong mộ ngày mà không nhớ được mặt bệnh nhân thì chỉ cần sơ suất một chút là có thể dẫn đến nhầm lẫn”   

(Một bạn đọc dấu tên hiện là bác sĩ ở BV Viện Đức, Hà Nội)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem