Bài học từ quá khứ

Thứ hai, ngày 28/06/2010 07:55 AM (GMT+7)
(NTNN) - Mặc dù mỗi cuộc khủng hoảng đều có những bài học kinh nghiệm đặc trưng, nhưng cũng có những nét chung. Xin lạm bàn về một số bài học này.
Bình luận 0

Trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã gặp hoặc chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cuộc khủng hoảng từ trong hoặc ngoài nước. Mặc dù mỗi cuộc khủng hoảng đều có những bài học kinh nghiệm đặc trưng, nhưng cũng có những nét chung. Xin lạm bàn về một số bài học này.

Thứ nhất, không bao giờ được quên nông nghiệp, nông thôn, nông dân, bởi “phi nông bất ổn”, “nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”; bởi Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp đi lên, hiện vẫn còn đến 70% dân số sống ở nông thôn, có quá nửa tổng số lao động làm nông, lâm nghiệp và thủy sản; bởi đất nông nghiệp đang bị thu hẹp; bởi thế giới đang lao vào công nghiệp, dịch vụ.

Thứ hai là bài học ổn định ở bên trong để ứng phó với bất ổn ở bên ngoài. Trong điều kiện toàn cầu hóa, thế giới phẳng, nếu sự bất ổn ở bên ngoài cộng hưởng với sự bất ổn ở bên trong, thì cuộc khủng hoảng sẽ nặng lên gấp bội.

Lựa chọn và điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, lựa chọn giải pháp, xử lý hiệu ứng phụ là bài học thứ ba. Khủng hoảng là trường hợp đặc biệt, khác thường, cần tuỳ tình hình để lựa chọn mục tiêu ưu tiên, khi tình hình thay đổi cần có sự điều chỉnh kịp thời. Khi tập trung cho mục tiêu ưu tiên nào cũng sẽ có hiệu ứng phụ, nên cần có giải pháp để hạn chế tác động phụ này. Trong các mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô cần được coi trọng, bởi tăng trưởng nhanh mà kinh tế vĩ mô không ổn định thì sẽ không bền vững. Muốn lựa chọn được mục tiêu đúng, giải pháp đúng, thì phải làm tốt công tác phân tích và dự báo, trên cơ sở có cơ chế cung cấp thông tin, minh bạch thông tin để xử lý tin đồn thất thiệt.

Về cơ chế, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”. Không thể chỉ vỗ tay bằng 1 tay. Việt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, nên “bàn tay vô hình” chưa thể phát huy đầy đủ tác dụng, mặt khác không thể bỏ hoặc coi nhẹ “bàn tay hữu hình”. “Bàn tay vô hình” đưa đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận, “bàn tay hữu hình” sẽ làm cho kết quả đó hướng vào con người, giảm bất công xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.

Trong khủng hoảng, biện pháp tình thế thường được sử dụng nhiều. Nhưng biện pháp này chỉ có tính chất ngắn hạn và thường có hiệu ứng phụ. Biện pháp cơ bản có tác dụng về lâu dài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem