Ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. HCM đều dựa trên kết luận phạm vi ô nhiễm và mức độ thiệt hại của Viện Môi trường và Tài nguyên để xử lý vụ Vedan bồi thường. Đồng Nai cũng căn cứ theo xác định cuả Viện Môi trường và Tài nguyên nhưng đến nay chưa thể ký nhận vì số hộ đòi bồi thường đến hơn 4.700 hộ, diện tích trải trên 4 xã nên việc xác định thiệt hại rất khó...
Theo ông Hưng, Đồng Nai bây giờ buộc phải chấp nhận theo số liệu tính toán của Viện Môi trường và Tài nguyên, đây là số liệu tính toán trên cơ sở khoa học và UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Vedan bồi thường trên cơ sở này. “Bây giờ phải vận động người dân chấp nhận, ủy quyền ký nhận và rút đơn kiện” - ông Hưng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai Phạm Minh Đạo, hơn 119,5 tỷ mà UBND tỉnh yêu cầu Vedan bồi thường, liệu người dân có chấp nhận. Ông Lương Văn Trường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thái (Long Thành) thì đề nghị bớt tiền của hộ nuôi trồng thủy sản để hỗ trợ cho hộ đánh bắt thủy sản bởi tiền bồi thường cho đối tượng này rất thấp...
Tuy nhiên, việc quan trọng mà tỉnh Đồng Nai đề ra là lấy ý kiến của hàng ngàn người bị thiệt hại về việc nhận tiền bồi thường từ Vedan, đến thời điểm này vẫn chưa được triển khai.
Cao Thuyên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.