Trực thăng có ưu điểm cất hạ cánh thẳng đứng và có thể treo lơ lửng trên không cho nên được sử dụng phổ biến trên chiến trường. Trên chiến trường Việt Nam thế kỷ trước, quân Mỹ đã sử dụng hàng ngàn trực thăng để vận tải, hậu cần và cứu thương. Tuy nhiên có thời điểm việc sử dụng trực thăng cũng mang lại những kết quả đáng thất vọng.
Tháng 2.1971, để cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, quân đội Mỹ và quân đội VNCH tập kết hơn 4 vạn người, hơn 700 xe tăng và xe bọc thép và hàng trăm khẩu pháo cỡ lớn, 1000 chiếc máy bay các loại để phát động chiến dịch “Lam Sơn 719”.
Trong chiến dịch này, chiến thuật trực thăng được sử dụng triệt để. Trong chiến đấu, quân Mỹ đã sử dụng nhiều loại trực thăng để yểm trợ hỏa lực rất mạnh cho mặt đất, đồng thời cũng sử dụng trực thăng để vận chuyển binh sĩ và trang bị.
Nhưng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam căn cứ phân tích tình báo đã bố trí rất nhiều trạm quan sát ở các nơi, đồng thời ở nhiều điểm cao quan trọng đã thiết lập các trận địa phục kích với mạng lưới hỏa lực phòng không hỗn hợp.
Khi trực thăng Mỹ thả binh sỹ để thực hiện chiến thuật “cóc nhảy”, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam phục sẵn trên những tuyến đường mà nó phải bay qua đột nhiên nổ súng. Rất nhiều trực thăng còn chưa biết chuyện gì xảy ra thì đã bị bắn rơi.
Trong chiến đấu, lực lượng vũ trang Việt Nam dựa vào các loại hỏa lực có tầm bắn khác nhau để thực hiện tấn công nhiều tầng, trực thăng Mỹ chỉ có thể bị động chịu đòn, có lúc cao điểm chỉ trong một giờ họ đã bị bắn rơi hơn 30 chiếc trực thăng.
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam căn cứ vào tình huống cụ thể đã sử dụng nhiều loại chiến thuật để đối phó trực thăng Mỹ. Việc này khiến quân Mỹ gặp hậu quả có tính chất thảm họa cho nên lần chiến dịch này có thể xem là thất bại toàn diện.
Tư liệu cho biết trong chiến dịch Lam Sơn 719, phía Mỹ mất tổng cộng 168 chiếc trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc bị hư hỏng nghiêm trọng. Do vậy chiến thuật trực thăng của Mỹ đối diện với rất nhiều chỉ trích.
Tóm tắt thông tin về chiến dịch Lam Sơn 719
Chiến dịch Lam Sơn 719 hay Cuộc Hành quân Hạ Lào là một chiến dịch quân sự theo cách gọi của Việt Nam Cộng hòa, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gọi là Chiến dịch đường 9 - Nam Lào. Chiến dịch diễn ra từ ngày 8.2 đến 24.3.1971. Chiến dịch do quân đội VNCH phát động nhằm mục tiêu phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Lào và cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây.
Chiến dịch kết thúc với thất bại thuộc về phía Mỹ và VNCH khi các mục tiêu do họ đặt ra không đạt được và phải chịu tổn thất lớn về người và phương tiện. Một tài liệu của VNCH thống kê con số thương vong là 1.529 chết, 5.483 bị thương và 625 mất tích, ngoài ra còn có 1.142 bị bắt. Tuy nhiên theo tài liệu của Quân đoàn XXIV Hoa Kỳ (đơn vị tham gia hỗ trợ chiến dịch) thì con số thương vong của VNCH còn cao hơn nhiều, lên tới 8.483 chết, 12.420 bị thương, 691 mất tích. Tổn thất về trang bị: 131 xe tăng, khoảng 250 xe thiết giáp, 212 xe vận tải và 31 xe ủi đất, 112 khẩu pháo các loại bị phá hủy hoặc tịch thu.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.