Rừng già cao nguyên "cái bẫy" dành cho trực thăng Mỹ

Thứ bảy, ngày 15/12/2018 11:35 AM (GMT+7)
Trong chiến dịch Sam Houston 1967 tại thung lũng Plai T'rấp, Quân đội Mỹ đã phải đối đầu với một kẻ thù mà họ không thể ngờ tới, đó chính là rừng già.
Bình luận 0

img

Plei Doc là một huyện miền Tây của tỉnh Gia Lai, nằm cách thành phố Pleiku khoảng 50 km, nay thuộc địa phận huyện Đức Cơ. Địa danh này không có trong các tài liệu của Việt Nam nhưng lại nằm trong kho lưu trữ hồ sơ mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA và Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Googlemaps.

img

Đúng vào ngày 1.1.1967, chiến dịch quân sự mang tên Sam Houston diễn ra tại Plei Doc, tập trung chính vào thung lũng Plai T'rấp và kéo dài tới tận tháng 4 cùng năm mới kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Chiến dịch Sam Houston diễn ra trong khoảng thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Mục đích của chiến dịch này là để càn quét vào khu vực của quân giải phóng. Theo các tài liệu tình báo của Mỹ, lúc này tại biên giới Việt-Campuchia, gần khu vực Plei T'rấp có sự xuất hiện của Sư đoàn 1 Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Chiến dịch quân sự trên diễn ra trong điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt. Theo các tài liệu được giải mã của tình báo quân đội Mỹ khi họ thăm dò khu vực này, Plei T'rấp và Plei Doc được mô tả là "có những cây cao hàng trăm mét, đường kính rộng tới 2 mét, giữa trưa chỉ thấy ánh mặt trời le lói qua tán lá, tầm nhìn không quá 5 bước chân do cây cối quá rậm rạp". Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Phía Mỹ cũng đánh giá khu vực này có địa hình hoang sơ và khó khăn thuộc vào hạng nhất Đông Dương thời bấy giờ, có sự xuất hiện của nhiều thung lũng và núi cao tối đa lên tới 200 mét. Tình báo quân đội Mỹ nhận định, địa hình này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc di chuyển và cơ động trong tác chiến. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Mặc dù vậy, với niềm tin là "khó người khó ta", phía Mỹ cho rằng quân giải phóng Việt Nam cũng sẽ gặp phải các khó khăn trong điều kiện tự nhiên đó và thậm chí phía Mỹ vẫn sẽ có ưu thế hơn với khả năng yểm trợ và cơ động bằng đường không vượt trội. Nguồn ảnh:Stars.

img

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1.1.1967 nhưng phải tới hơn 1 tháng sau đó, Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ mới đụng độ với quân giải phóng của ta trận đầu tiên. Trong cuộc đụng độ đầu tiên này, Mỹ đã tung rất nhiều hỏa lực pháo binh cũng như phi pháo vào trận. Các binh lính Mỹ chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng không quân Mỹ mới là lực lượng chịu tổn thất lớn. Nguồn ảnh: Stars.

img

Cụ thể, các trực thăng Mỹ rất lúng túng trong việc tung hỏa lực yểm trợ cho lực lượng bộ binh phía dưới, do cây cối quá rậm rạp, phi công Mỹ yểm trợ cách xa khu vực được yêu cầu do họ bị mất dấu các điểm mốc. Trong nhiều tài liệu của Mỹ còn kể lại việc lựu đạn khói dùng để đánh dấu vụ trí yểm trợ hoàn toàn vô dụng do khi khói bay qua ngọn cây đã bị lệch hàng chục mét so với mặt đất, dẫn đến việc phi công tấn công cách xa trận địa. Nguồn ảnh: Stripes.

img

Mặc dù từ trên không không thể nhìn thấy phía dưới mặt đất nhưng bên dưới mặt đất quân ta lại xác định rất rõ vị trí của trực thăng Mỹ. Điều này dẫn đến việc ngay ngày đầu đụng trận, 8 trực thăng Mỹ đã bị bắn hỏng nặng. Dù lết được về căn cứ nhưng thiệt hại này khiến quân đội Mỹ lúng túng, không xác định được kiểu tác chiến cụ thể của ta. Nguồn ảnh: Steam.

img

Ngày 21.3.1967 là ngày đẫm máu nhất đối với lực lượng bộ binh Mỹ trong toàn chiến dịch, Sư đoàn 1 quân giải phóng đã chủ động "Tìm địch mà đánh" bằng cách phục kích sẵn ở vùng đáp của trực thăng Mỹ và "tóm" được Đại đội C2-35 của Mỹ đang đổ bộ xuống đây. Đụng độ lớn với hỏa lực bắn từ rừng bắn ra giữa bãi đáp trống không đã khiến quân Mỹ hoảng hốt, chống trả yếu ớt. Nguồn ảnh: Star.

img

Lính Mỹ thuộc Đại đội C 2-35 được mô tả như "Cá nằm trong chậu", chạy không được vì trực thăng đã đi hết, ở lại cũng không xong khi bốn bề họ trống trải không có chỗ ẩn náu còn quân giải phóng thì tung đủ mọi loại hỏa lực từ trong rừng ra mà lính Mỹ còn không biết hỏa lực đó đến từ hướng nào. Nguồn ảnh: Singapore.

img

Kết quả là chỉ tính riêng hôm 21.2, có 22 lính Mỹ thiệt mạng cùng 53 lính bị thương. Toàn bộ chiến dịch, phía Mỹ mất 155 lính nhưng không đạt được bất kỳ thắng lợi nào dù là nhỏ nhất, Sư đoàn 1 của ta vẫn tiếp tục giữ vững vị trí còn quân Mỹ được cho là "có bài học giá trị về tác chiến trong rừng rậm nhiệt đới trên Cao nguyên Trung phần". Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhật Vi (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem