Từ nhiều thập niên gần đây, những chiếc đĩa đá cổ Dropa được cho là một trong những minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Những hiện vật này được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh.
Khi khám phá hàng loạt các hang động ở vùng Bayan-Kara-Ula thuộc dãy Himalaya, nằm trên ranh giới giữa Trung Quốc và Tây Tạng, nhóm khảo sát đã tìm được nhiều hàng mộ với những bộ xương dài 130 cm có đầu to khác thường và cơ thể nhỏ bé chôn trong đó. Chúng được cho là di cốt của người Dropa, một tộc người có xuất xứ từ bầu trời, theo truyền thuyết địa phương.
Không có văn bia nào trong các ngôi mộ, thay vào đó là hàng trăm đĩa đá rộng 30cm. Chúng có lỗ rộng 20mm ở trung tâm. Trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ.
Các nhà khoa học đã xác định những chiếc đĩa Dropa có niên đại lên tới 12.000. Ít lâu sau khi được phát hiện, chúng được niêm phong lại và lưu trữ tại Đại học Bắc Kinh. Trong các thập niên sau đó, nhiều nhà khoa học đã cố gắng giải mã những chiếc đĩa đá này.
Năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Hàng chữ tượng hình quá nhỏ, phải có một kính phóng đại để xem chúng. Nhiều chữ tượng hình đã bị hỏng vì bị ăn mòn.
Tsum khẳng định mình đã giải mã được các ký hiệu. Chúng kể câu chuyện về một phi thuyền của người Dropa đã bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình.
Năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại. Theo đó, một phi thuyền thử nghiệm chở những cư dân đến từ một hành tinh khác sau khi hạ cánh xuống vùng núi Bayan-Kara-Ula với ý định hòa bình đã các bị thành viên bộ lạc Ham ở khu vực tần công và tiêu diệt.
Các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Moskva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác. Chúng chỉ có thể được chế tạo bởi một nền văn minh có trình độ khoa học cao.
Hiện tại, chỉ có rất ít thông tin về những đĩa đá Dropa đến được với quốc tế do sự tàn phá của cuộc Cách mạng văn hóa thập niên 1960 cũng như sự che giấu từ nhà chức trách Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng câu chuyện về chủng tộc Dropa lưu lạc đến trái đất chỉ là điều hoang đường. Trong khi đó, người Trung Quốc vẫn giấu kỹ những chiếc đĩa Dropa, và thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước. Ảnh: Internet.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.