Tàu sân bay Vikramaditya có thể phong tỏa hàng hải của Trung Quốc, mở rộng bán kính chiến đấu của lực lượng máy bay chiến đấu của Ấn Độ, ngoài ra nó còn có thể cung cấp sức mạnh không quân, tấn công bất kỳ nỗ lực phá vỡ sự phong tỏa của tàu chiến Trung Quốc.
Còn tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant được trang bị 12 quả tên lửa hạt nhân tàm ngắn K-15 với tầm bắn lên tới 700 km hoặc 4 quả tên lửa hạt nhân tầm trung K-4 với tầm bắn lên tới 3.500 km, nó có thể bắn tới Bắc Kinh.
Tàu sân bay Vikramaditya đứng đầu trong danh sách nỗi “khiếp đảm” của Trung Quốc..
Nếu như xảy ra chiến tranh, thì cuộc chiến giữa hai nước sẽ bắt đầu trên biển. Trung Quốc đang là quốc gia cần nhập khẩu số lượng lớn dầu mỏ, mà 2/3 trong số đó đều cần đi qua khu vực biển Ấn Độ Dương. Nếu như tình hình chiến sự căng thẳng, hải quân Ấn Độ rất có thể phong tỏa tuyến đường biển rất quan trọng đối với Trung Quốc là từ Vịnh Ba Tư đến châu Phi.
Tàu sân bay Vikramaditya
Ngay từ những năm 1961, Ấn Độ đã sở hữu tàu sân bay Vikrant. Hải quân Ấn Độ đã có kinh nghiệm điều hành tàu sân bay hơn 50 năm nay. Tàu sân bay Vikramaditya là tàu sân bay mới nhất, có sức mạnh mới nhất trong lịch sử của Hải quân Ấn Độ.
Tàu Vikramaditya nguyên là tàu Đô đốc Gorshkov, là một tuần dương hạm hạng nặng Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Tàu Đô đốc Gorshkov được khởi công đóng vào năm 1978, hạ thuỷ năm 1982 và được biên chế cho hải quân Liên Xô cuối năm 1987, sau hơn một năm thử nghiệm vũ khí và huấn luyện, đầu năm 1989 nó chính thức đảm nhận nhiệm vụ tác chiến. Nhưng sau đó do chi phí bảo dưỡng và vận hành quá cao nên đã tạm ngừng hoạt động vào năm 1996.
Năm 2004, Ấn Độ đã mua lại tàu này. Qua quá trình cải tạo, dự kiến tàu sân bay Vikramaditya có thể mang 30 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29K và 12 chiếc máy bay trực thăng. Mặc dù được bàn giao chậm 5 năm so với dự tính ban đầu, hiện tàu Vikramaditya vẫn dựa vào hệ thống phòng ngự bị động.
Tuy nhiên, lý do Trung Quốc “e ngại” tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ là nó có thể chỉ huy các lực lượng khác phong tỏa hàng hải của Trung Quốc, từ đó tăng bán kính chiến đấu của hải quân Ấn Độ. Ngoài ra nó còn có thể cung cấp sức mạnh không quân, tấn công bất kỳ nỗ lực phá vỡ sự phong tỏa của tàu chiến Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA)
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Ấn Độ FGFA do Công ty Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ và công ty Sukhoi của Nga cùng phát triển. Là dự án phái sinh PAK-FA của Nga, máy bay chiến đấu FGFA sẽ làm cho lực lượng không quân Ấn Độ để đạt được một bước đột phá về chất lượng, nó có thể “sánh vai” với máy bay chiến đấu Raptor F-22 của Mỹ và máy bay J-20 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu FGFA là máy bay chiến đấu đa nhiệm, có thể thực hiện tác chiến không đối không hoặc không đối đất. Nó mang đầy đủ đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như tính cơ động cao, có khả năng tàng hình, tốc độ tuần tra siêu tốc lên tới 3 Mach…Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống vũ khí dẫn đường như tên lửa Astra với tầm bắn lên tới 100 km, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Trung Quốc “lo sợ” máy bay FGFA là do loại máy bay này có khả năng cạnh tranh với J-20 của nước này. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề nhưng FGFA do Công ty Sukhoi nổi tiếng của Nga thiết kế, còn J-20 do Trung Quốc sản xuất được cho là vẫn còn nhiều vẫn điểm cần phải khắc phục.
Tên lửa chống hạm BrahMos
Tên lửa chống hạm BrahMos là tên lửa hành trình siêu âm tầm ngắn do Nga và Ấn Độ cùng phát triển, là một trong những loại tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay, có khả năng tiêu diệt chính xác các mục tiêu trên biển và trên đất liền.
Tên lửa BrahMos là một tên lửa 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là đốt cháy nhiên liệu để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh, giai đoạn hai là chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài, khi đó tên lửa có thể đạt tốc độ 3 Mach. Tên lửa BrahMos có khả năng bay ở độ cao từ 3-4 m từ mặt nước biển, giảm thiếu tối đa thời gian phản ứng phòng vệ của địch. Nó có tầm bắn 290 km.
Sức mạnh uy hiếp của BrahMos thể hiện ở điểm nó có thể phóng theo bất kỳ hướng nào, khiến cho đối phương cần thực hiện nhiều biện pháp phòng thủ khác nhau để đối phó. Tên lửa BrahMos tạo thành một mối đe dọa đáng kể đối với quân đội Trung Quốc. Tốc độ siêu tốc của nó đồng nghĩa với việc đối mặt với các cuộc tấn công của tên lửa BrahMos thì hệ thống phòng không vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu của Trung Quốc sẽ chỉ có “một vài giây” thời gian phản ứng.
Tàu khu trục lớp Calcutta
Tàu khu trục lớp Calcutta là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớn nhất của Ấn Độ. Tốc độ nhanh và khả năng tàng hình tiên tiến, được trang bị thiết bị cảm biến tiên tiến, và được trang bị hệ thống đối đất, đối hải, đối không hiện đại. Là một tàu khu trục đa dụng, không chỉ cung cấp bảo vệ cho tàu sân bay Ấn Độ, mà còn có thể tác chiến độc lập.
Tàu khu trục lớp Calcutta được trang bị radar mảng quét chủ động, có thể so sánh với hệ thống Aegis của Mỹ. Hệ thống radar có thể phát hiện mục tiêu trên không và trên biển, đồng thời dẫn đường cho tên lửa. Tàu được trang bị một hệ thống âm sonar có thể phát hiện tàu ngầm.
Hệ thống vũ khí trên tàu khu trục lớp Calcutta rất mạnh mẽ, có thể phóng 64 tên lửa phòng không, bao gồm cả tên lửa tầm ngắn Barak-1 và tên lửa tầm trung Barak-8. Chính vì thế, tàu có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không cho các nhóm tàu sân bay chiến đấu, nhóm tàu chiến mặt nước…
Mỗi tàu khu trục lớp Calcutta được trang bị 16 quả tên lửa hành trình BrahMos, 1 khẩu pháo 76 mm, 4 khẩu pháo AK-630 và các loại tên lửa chống ngầm, ngư lôi. Lý do tại sao Trung Quốc “lo sợ” đối với tàu khu trục lớp Calcutta bởi vì nó có bảo vệ cho tàu sân bay Vikramaditya, ngoài ra còn có thể độc lập tác chiến.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Arihant
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Arihant là tàu ngầm hạt nhân đạn đạo đầu tiên của Ấn Độ, được thiết kế đặc biệt để phóng tên lửa hạt nhân. Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant được trang bị 12 quả tên lửa hạt nhân tàm ngắn K-15 với tầm bắn lên tới 700 km hoặc 4 quả tên lửa hạt nhân tầm trung K-4 với tầm bắn lên tới 3.500 km, nó có thể vươn tới Bắc Kinh.
Tàu ngầm lớp Arihant được thiết kế theo các thiết kế tàu ngầm của Nga, do Ấn Độ độc lập chế tạo, được sử dụng lò phản ứng 83MW. Hiện tàu ngầm lớp Arihant đang tiến hành thử nghiệm trên biển, Ấn Độ có kế hoạch xây dựng ba tàu ngầm hạt nhân của lớp này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.