“Đói khát rồi bị sóng đánh liên tục, anh em đuối sức dần, rồi từng người thả tay khỏi miếng ván, chỉ còn 4 người. Có lúc đói quá, tôi bẻ phao xốp ăn cầm hơi, khát thì ngửa mặt lên trời hứng nước mưa mà uống”, ngư dân Lê Minh Don (ở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) nhớ lại.
Sau khi hết hợp đồng vào năm 2014, người dân cho thuê đã nhiều lần yêu cầu nhưng công ty Lam Nguyễn vẫn không tháo dỡ, dẫn đến cụm pano quảng cáo của doanh nghiệp này ngã đổ đè sập, làm hư hỏng 3 ngôi nhà của người dân trong cơn bão số 9 vừa qua.
Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, chủ đầu tư dự án Đập dâng Trà Khúc khẳng định, trong thời gian tới nếu công ty Tân Nam có hành vi tái vi phạm như trong bão số 9 vừa qua, sẽ cắt hợp đồng thi công.
Báo cáo Quốc hội về thực trạng tình hình, kết quả công tác phòng chống bão, lũ và những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, từ các vụ sạt lở đất ở miền Trung, Chính phủ sẽ chỉ đạo sớm lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét
Mưa lũ hậu bão số 9: Bất chấp lệnh cấm, người đi đường vẫn cố băng qua cầu tràn Thạch Nham (Quảng Ngãi) trong dòng nước chảy xiết. Nơi đây từng có nhiều người bị cuốn trôi do nước lũ.
Liên quan đến vụ cụm pano quảng cáo nặng hàng chục tấn đè sập 3 nhà dân trong cơn bão số 9 vừa qua, dư luận đặt câu hỏi: Vì sao lời cảnh báo nguy hiểm trước đó của UBND huyện Bình Sơn đối với cụm pano này bị rơi vào im lặng; cấp nào quản lý, chịu trách nhiệm về vụ việc trên?
Nhiều người dân Nghệ An bật khóc khi trở về nhà sau ba ngày sơ tán, tránh lũ. Tài sản bị cuốn trôi, họ mong có đủ cơm gạo để sống, người thì cần tiền để đưa vợ đi sinh.