Báo Xuân: Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo

Thúy Phương Thứ năm, ngày 02/03/2023 16:10 PM (GMT+7)
Ngày 2/3/2023, hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2023) và chào mừng Hội Báo toàn quốc 2023, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và Trưng bày chuyên đề: "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000".
Bình luận 0

Tham dự sự kiện có lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, các nhà báo lão thành, lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện một số hội nhà báo địa phương, lãnh đạo một số cơ quan báo chí, lãnh đạo một số bảo tàng, đơn vị bạn, các đồng nghiệp báo chí.

Qua những tờ báo Xuân, phong vị của Tết xưa hiển hiện rõ nét với nhiều điểm nhấn. Báo Xuân không chỉ "ôn cố" mà còn "tri tân", không chỉ tổng kết những chuyện lắng đọng đã qua mà còn mang tới những niềm vui, những câu chuyện hấp dẫn, kiến tạo bầu không khí tưng bừng, với những phong tục tập quán độc đáo ngày xuân ở ba miền đất nước, hay giới thiệu văn hóa muốn màu, thế giới muôn sắc.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 1.

Nhà báo Hà Đăng tại Tọa đàm "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000". Ảnh: Thúy Phương

Báo Xuân có sự khác biệt rõ rệt với các tờ báo thường ngày, từ cách trưng bày hình thức bên ngoài đến nội dung bên trong. Xem những tờ báo Xuân từ xưa đến nay, bên cạnh nội dung đặc sắc được chuẩn bị công phu hàng tháng trước đó thì việc đầu tư tâm sức về mặt mỹ thuật cũng tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với công chúng và làm nên sự nổi bật cho báo Xuân.

Các diễn giả là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí, các nhà báo lão thành, các họa sĩ, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm... Các ý kiến tiếp tục khẳng định những dấu ấn phong phú, hấp dẫn, độc đáo về nội dung và hình thức trên các ấn phẩm báo Xuân. Tọa đàm tiếp tục làm rõ vai trò của báo Xuân trong đời sống xã hội. Qua tâm huyết, sáng tạo của các thế hệ người làm báo nước nhà, báo Xuân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và rất được công chúng báo chí mong chờ mỗi độ Tết đến Xuân về.

Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày Nay/Dân Việt. Clip: Thúy Phương

Chia sẻ tại Tọa đàm, Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày ngay/Dân Việt cho biết: "Số báo Xuân gần nhất của chúng tôi chọn chủ đề "Mái nhà tôi". 70-80% người Việt đi ra từ ngôi làng, ai cũng có một ngôi làng để trở về. Đối với chuyên đề này, chúng tôi dành gần 1 nửa dung lượng số báo. Gần 40 trang chỉ dành để nói về nhà, nhà xưa, nhà nay, nhà tương lai...

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 3.

Báo Xuân Nông thôn Ngày Nay. Ảnh: Thúy Phương

Theo quan sát cá nhân tôi, báo Xuân có số lượng cao hơn số thường. Ngoài bạn đọc dài hạn, những người yêu thích báo Tết thường tìm đến báo Xuân. Báo Xuân là ấn phẩm độc lập hoàn toàn. Trong 5 năm trở lại đây, doanh thu quảng cáo báo Xuân tăng bình quân 15-20% mỗi năm. Năm nay, ấn phẩm báo Xuân của Nông thôn Ngày nay có 176 trang báo Xuân. Trong đó, có 90 trang quảng cáo. Tính bình quân 60 triệu/1 trang quảng cáo với doanh thu khoảng 6 tỷ đồng. Giá tiền bán báo bù vào tiền in, còn lại là lợi nhuận góp phần vào "nồi bánh chưng" của anh em phóng viên".

Nhà báo Hoàng Lâm – Tổng thư ký toà soạn báo Lao Động. Clip: Thúy Phương

Là một nhà báo có kinh nghiệm gần 10 năm làm báo Tết, nhà báo Hoàng Lâm – Tổng thư ký toà soạn báo Lao Động cho biết: "Dịp Tết đến Xuân về, báo Lao Động có nhiều ấn phẩm Tết như Lao Động Xuân cuối tuần, Xuân miền Trung Tây nguyên... 

Mỗi mùa Xuân, Lao Động có đến 3,4 ấn phẩm. Tôi cảm giác thế hệ làm báo Xuân ngày xưa hay hơn, đặc sắc hơn, tâm huyết hơn. Hiện nay, đối với thế hệ phóng viên trẻ, niềm đam mê, tự hào khi có tên mình trên tờ báo Xuân không như thế hệ ngày xưa. Có những số báo thiết kế đặc biệt, mà tác giả được họa sĩ vẽ chân dung, in tranh tem trên báo. Tôi cho rằng, thực sự làm báo Xuân càng ngày càng khó. Bạn đọc bây giờ, có nhiều quan tâm hơn vào dịp Tết. Nhưng còn Tết thì còn báo Xuân. Món ăn tinh thần, những người yêu báo vẫn đến hội báo Xuân để có cái Tết trọn vẹn".

img
img
img

PGS.TS Phạm Văn Tình – Giám đốc Trung tâm Việt Nam học và các nhà sưu tầm đã gửi tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam những ấn phẩm Tết. Ảnh: Thúy

Tại tọa đàm PGS.TS Phạm Văn Tình – Giám đốc Trung tâm Việt Nam học đã gửi tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam Bộ sách chủ để Tết cả Việt Nam gồm: Bộ Một: Tết cả Việt Nam, Tết Nguyên Đán; Bộ Hai: Vietnamese's Grand Festival Tết; Bộ Ba: Bộ sưu tập bìa báo xuân Nam Kỳ; Bộ Bốn: Bộ sưu tập bìa báo xuân Bắc Kỳ, Trung Kỳ.

Ngoài Tọa đàm, Phần Trưng bày gồm 10 vách là tập hợp gần 200 bìa báo đẹp, tiêu biểu tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo Xuân trong bộ sưu tập Báo Xuân của Bảo tàng trải dài từ năm 1865 đến năm 2000. Trong sự kiện lần này, Bảo tàng sử dụng thêm màn hình đứng cảm ứng trình chiếu các bìa báo Xuân để công chúng trải nghiệm.

Tủ hiện vật gồm 8 tủ, trưng bày 99 tờ báo Xuân tiêu biểu các thời kỳ như Nam Phong, Trung Hòa Nhật Bảo, Ngày nay, Dân Chúng, Sự thật, Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Cờ Giải phóng, Lao Động, Việt Nam Độc lập...

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 6.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 7.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 8.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 9.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 10.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 11.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 12.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 13.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 14.

Tọa đàm và Trưng bày "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000": Giá trị những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo - Ảnh 15.

Bộ sưu tập báo Xuân trưng bày đã được tuyển chọn từ hàng nghìn đầu báo xuân mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trong 8 năm qua. Ảnh: Thúy Phương

Bộ sưu tập báo Xuân trưng bày đã được tuyển chọn từ hàng nghìn đầu báo xuân mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trong 8 năm qua kể từ khi Dự án xây dựng Bảo tàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho đến nay. Một bộ sưu tập rất quý, có giá trị di sản vô giá của nền báo chí Việt Nam. Hy vọng Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục làm phong phú hơn cho bộ sưu tập này để các thế hệ sau sẽ có cơ hội tiếp cận và khám phá giá trị của những giai phẩm đỉnh cao của nghề báo.

Tọa đàm và trưng bày: "Xuân xưa trên báo Tết 1865 – 2000" góp phần chắt lọc những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu của ông cha ta trong hành trình làm báo Tết ở Việt Nam và tôn vinh bộ sưu tập báo Tết đã được Bảo tàng Báo chí Việt Nam tuyển chọn công phu, góp phần khẳng định những giá trị di sản báo chí vô giá, phục vụ mục tiêu xây dựng nền Báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Trưng bày sẽ diễn ra từ ngày 02/3/2023 đến 31/3/2023.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem