Bát giới và Sa Tăng, đồ đệ nào có ích với Đường Tăng hơn?

Thứ bảy, ngày 07/09/2019 18:32 PM (GMT+7)
Tây Du Ký đương nhiên nổi tiếng với Tôn Ngộ Không, thế nhưng, không thể phủ nhận sức lôi cuốn hấp dẫn của 2 nhân vật Bát Giới và Sa Tăng.
Bình luận 0

Bát Giới và Sa Tăng, hai nhân vật đêu được Ngô Thừa Ân xây dựng được những hình ảnh riêng biệt một cách cực kì xuất xắc.

Theo bạn, ai mới là người có ích hơn trong công cuộc đến Tây phương thỉnh kinh muôn vàn cực khổ?

Trư Bát Giới là vị đồ đệ thứ 2 được Đường Tăng thu nhận trong quá trình đi thỉnh kinh, sau Tôn Ngộ Không. Bát Giới là tên mà sư phụ đặt cho, nó có nghĩa là 8 giới hạn mà con người không được vượt qua nhằm tu tâm dưỡng tính.

Bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, ko trang điểm, ko ngồi nằm trên giường quá rộng và phải ăn chay.

img

Trong truyền thuyết, Bát Giới là một dạng quái vật nửa người nửa lợn.

img

Bát Giới cũng luôn luôn đẩy những người bạn đồng hành vào những tình huống trớ trêu bởi bản tính háu ăn và háo sắc của mình.

img

Tuy nhiên, Bát Giới cũng chính là người đầu tiên mang bát xông xáo đi xin cơm chay cho sư phụ, hay gánh hành lí chạy băng băng trên con đường dài mệt mỏi để đỡ đần Sa Tăng.

img

Trong những lúc đánh nhau với yêu quái cứu lấy sư phụ, Bát Giới luôn luôn rất hăng hái. Khi sư huynh Tôn Ngộ Không bị đánh thua hay bị nhốt, thì ra sức gọi bạn bè đến trợ giúp hoặc đi tìm những đức phật để cầu xin.

Bởi vì biết được ba mươi hai phép biến hóa thần thông, võ công tính ra đứng sau đại sư huynh Tôn Ngộ Không nhưng lại hơn hẳn sư đệ Sa Tăng, Bát Giới thường lãnh nhiệm vụ bảo vệ sư phụ khi Ngộ Không đi dò đường hoặc đánh nhau với yêu quái.

Trong khi đó, tam đồ đệ Sa Tăng thì những nét tính cách được khắc họa có phần sơ sài hơn:

img

Ban đầu vốn là tiên trên trời, sau mắc lỗi, Sa Tăng bị phạt xuống làm thủy quái ở sông Lưu Sa. Bồ Tát thương tình liền dặn dò Sa Tăng thấy Đường Tam Tạng đi qua thì hãy xin đi theo để xóa được tội lỗi.

Ban đầu lúc chưa nhận ra sư phụ, Sa Tăng đã đánh nhau với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Chỉ biết 18 phép thần thông, nên ở trên cạn, Sa Tăng không thể đấu lại với hai vị sư huynh này được.

Đuối sức, Sa Tăng nhảy xuống nước và chỉ còn lão Trư đấu với lão Sa. Hai bên thậm chí bất phân thắng bại.

Mãi đến khi Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thì Sa Tăng mới chịu hàng phục.Trong suốt cuộc hành trình, hình ảnh Sa Tăng hầu hết đều gắn với gành hành lý nặng trĩu trên vai hoặc đang dắt chú bạch mã.

img

Một hình ảnh cực kì quen thuộc, luôn luôn là Ngộ Không đi đầu, sư phụ ngồi trên ngựa do Bát Giới dắt và Sa Tăng gành hành lý đi sau cùng.

img

Sa Tăng cũng có đôi lần tham gia đánh nhau với yêu quái cùng các sư huynh nhưng chủ yếu đều để bị bắt hoặc chạy trốn.

Có thể dễ dàng nhận ra rằng với võ công và tính tình xông xáo của mình, Trư Bát Giới có ích hơn hẳn Sa Tăng trong việc đi Tây Trúc thỉnh kinh cùng Đường Tam Tạng.

Tuy nhiên, tất cả các nhân vật đều góp phần không thể thiếu trong việc xây dựng thành công một tượng đài tiểu thuyết và phim bất diệt. Thiếu bất kì ai cũng không thể còn lại một Tây Du Kí trọn vẹn.

PV (Trí Thức Trẻ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem