Bất ngờ về họ gốc của vua Quang Trung: Không phải họ Nguyễn, quê gốc không phải Bình Định

Chủ nhật, ngày 22/09/2024 10:32 AM (GMT+7)
Vua Quang Trung được biết đến là 1 thiên tài quân sự với chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh, tạo nên 1 chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng vua Quang Trung có họ gốc không phải họ Nguyễn mà là 1 họ khác.
Bình luận 0

Bất ngờ về họ gốc của vua Quang Trung

Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được biết đến là 1 thiên tài quân sự với chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh, tạo nên 1 chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng vua Quang Trung có họ gốc không phải họ Nguyễn mà là 1 họ khác.

img

Ảnh minh họa

Theo đó, họ gốc của vua Quang Trung là họ Hồ. Theo thông tin của Bảo tàng Tây Sơn, tỉnh Bình Định, gia tộc anh em Nhạc - Huệ - Lữ có dòng dõi họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cụ thể, anh em Nhạc - Huệ - Lữ là con cháu của Hồ Thế Anh (còn gọi là Hồ Sĩ Anh, sinh 1618) - người đã trúng hội thi tam trường tương ứng đương với phó bảng triều Nguyễn.

Năm 1658, Hồ Thế Anh làm quan đến Hộ bộ Tả Thị Lang tước Diễn trạch hầu. Ông có 5 người con con trai lần lượt là Hồ Thế Viêm (sinh đồ), Hồ Phi Cơ (hội thi tam trường), Hồ Danh Lưu, Hồ Phi Tích (hoàng giáp) và Hồ Phi Đoan.

img

Sau đó, Hồ Thế Viêm dời nhà từ Quỳnh Đôi lên Nhân Lý (tức Nhân Sơn thuộc Quỳnh Hồng - Quỳnh Lưu Nghệ An), rồi lại di cư về thôn Thái Lão, phủ Hưng Nguyên, Nghệ An. Rồi từ đó, Hồ Phi Khang (có sách viết là Hồ Phi Khanh) cùng Hồ Phi Phúc vào Đàng trong và làm ăn ở huyện Tuy Viễn (nay là huyện An Nhơn). Ông Hồ Phi Phúc lấy bà Nguyễn Thị Đồng ở Tây Sơn và hạ sinh ra 3 anh em Nhạc, Huệ, Lữ cùng một gái út. Hiện tại mộ của hai vị thân sinh ra vua Quang Trung vẫn còn di tích ở núi Long Cương thuộc làng Kiên Mỹ, Bình Khê, Bình Định.

Giải thích cho việc anh em Tây Sơn phải lấy họ mẹ là vì do yếu tố chính trị thời đó.

img

Cụ thể, Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) đổi họ với lý do tránh sự dò xét của quân Nguyễn vì ông là 1 học trò cưng của 1 nhân sĩ có tư tưởng phản kháng. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cũng nhận xét xung quanh việc đổi họ của 3 anh em Tây Sơn như sau: “3 anh em nhà Tây Sơn mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, vì rằng đất trong Nam thời ấy vẫn là đất của chúa Nguyễn!”.



N.T (Theo Thời báo Văn học nghệ thuật)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem